CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Các bàn luận về thực trạng thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu
4.1.2. Các bàn luận về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị để
đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam
Kết quả các kiểm định về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành cho thấy: Có 7/8 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng thuận chiều và mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:
Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Quy mô DN”: Theo kết quả hồi quy, biến Quy mô DN (QM) có hệ số là 0.241, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố QM tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.241 điểm. Như vậy, yếu tố “Quy mô DN” có ảnh hưởng cùng chiều, tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel và Luther (2008), Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Ahmada và cộng sự (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2019). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì những DN có quy mô lớn hơn về tổng số lao động, doanh thu hàng năm và số lượng sản phẩm/dịch vụ mà DN cung cấp, tổng nguồn lực lớn hơn, yêu cầu nhiều quyền kiểm soát và thông tin về các hoạt động kinh doanh của họ và do đó, cần một hệ thống cung cấp thông tin về HQHĐ một cách toàn diện hơn.
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ”: Theo kết quả hồi quy, biến NT có hệ số là 0.223, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố NT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên
0.223 điểm. Điều này cũng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), Vu Manh Chien và Nguyen Thi Thuy (2016). Kết quả này ủng hộ quan điểm cho rằng khi nhà quản lý nhận thức được tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trên các khía cạnh khác nhau thì khả năng nhà quản lý sẽ có xu hướng ủng hộ phương án triển khai thực hiện cao hơn.
Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”:
Theo kết quả hồi quy, biến CC có hệ số là 0.194, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không
đổi, khi yếu tố CC tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.194 điểm. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kennerley và Neely (2002), Cheng và cộng sự (2007), Garengo và Bititci (2007); Tung và cộng sự (2011), Ahmada và cộng sự (2016). Khi nhà quản lý cấp cao nhận thức được tính hữu ích, vai trò của KTQT với việc đánh giá HQHĐ, họ sẽ có thêm động lực thúc đẩy sự cam kết để thực hiện nó trong DN của mình. Sự cam kết của nhà quản lý cấp cao thể hiện thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn lực, truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ và thực hiện quyền hạn của mình trong việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ.
Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Trình độ của nhân viên kế toán”.
Theo kết quả hồi quy, biến TDKT có hệ số là 0.156, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố TDKT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.156 điểm. Kết quả này phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa trình độ của nhân viên kế toán với việc áp dụng KTQT trong DN (Siegel và Kulesza (1994), Scapens và cộng sự (1996), Siegel và Sorensen (1999), Bums và cộng sự (1999), Burns và Yazdifar (2001), May (1999), Feeney (2007)). Cụ thể, trong nghiên cứu này, “Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN” và “Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị” được xác định là cùng có ảnh hưởng nhiều nhất (với giá trị mean = 4,11) đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.
Thứ năm, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Văn hóa DN”. Theo kết quả hồi quy, biến VH có hệ số là 0.147, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố VH tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên
0.147 điểm. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Erserim (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2020). Các kết quả này đều ủng hộ quan điểm rằng: Văn hóa DN có thể cản trở hoặc củng cố việc sử dụng bất kỳ loại kỹ thuật quản lý nào, trong đó có kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.
Thứ sáu, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Hệ thống CNTT”. Theo kết quả hồi quy, biến CNTT có hệ số là 0.125, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố CNTT tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.125 điểm. Điều này khẳng định lập luận của Bititci và cộng sự (2002), Bourne và cộng sự, (2002), Hudson và cộng sự, (2001), Kennerley và Neely (2002) và phù hợp với thực tế là, để phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN trên cả khía cạnh tài chính và phi tài chính, hệ thống CNTT cần cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật, cụ thể là việc liên kết cơ sở dữ liệu của các bộ phận/phòngban
chuyên môn bên trong DN; Hoặc, phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để có thể nhập và truy xuất dữ liệu; Và phần mềm kế toán có thể linh hoạt thay đổi và nâng cấp theo yêu cầu sử dụng và quản lý của các nhà quản lý DN. Do đó, việc áp dụng sự tiến bộ của CNTT và cơ sở dữ liệu đã góp phần quan trọng vào thành công của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ, đáp ứng kịp thời thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý.
Thứ bảy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Chiến lược kinh doanh”. Theo kết quả hồi quy, biến CL có hệ số là 0.117, nghĩa là với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố CL tăng thêm 1 điểm thì việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ tăng lên 0.117 điểm. Phát hiện này cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của Baines và Langfield Smith (2003), Tuan Mat (2010), Trần Ngọc Hùng (2016). Kết quả này ủng hộ quan điểm rằng: Khi DN thực hiện các chiến lược kinh doanh mới như chiến lược tăng sự hài lòng của khách hàng, chiến lược giới thiệu sản phẩm mới, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hay chiến lược mở rộng thị trường, nhà quản lý sẽ rất cần thông tin về HQHĐ của việc thực hiện các chiến lược này, do đó, khả năng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ sẽ cao hơn.