Bảng tổng hợp công thức xác định các chỉ số đánh giá

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 58)

1.3 dưới đây:

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp công thức xác định các chỉ số đánh giá

STT Chỉ số Cách tính

1 Tỷ lệ tăng doanh thu Tỷ lệ tăng = DT năm N

doanh thu DT năm N-1

2 Tỷ lệ tăng doanh thu của SP/dịch vụ i Tỷ lệ tăng DT của SP/dịch vụ i kỳ N DT của = SP/dịch vụ i DT của SP/dịch vụ i kỳ N-1 3 Tỷ lệ DT của SP/dịch vụ i trong tổng DT Tỷ lệ DT của DT của SP/dịch vụ i SP/dịch vụ i =

trong tổng DT Tổng doanh thu

4 Tỷ lệ tăng trưởng LN gộp

Tỷ lệ tăng trưởng LN gộp năm N

=

LN gộp LN gộp năm N-1

5

Tỷ lệ tăng trưởng lợi

nhuận sau thuế

(LNST)

Tỷ lệ tăng LNST năm N

=

trưởng LNST LNST năm N-1

6 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI)

Lợi nhuận sau thuế

ROI =

Chi phí đầu tư

7 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tài sản bình quân 8 Tỷ suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu 9 Mức độ hài lòng của

khách hàng

Sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ hài lòng; Hoặc phỏng vấn bán cấu trúc khách hàng

10

Số lượng khiếu nại của khách hàng trong mỗi khoảng thời gian nhất

định

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng

11 Số lần mua hàng lặp lại của khách hàng trong

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng

mỗi khoảng thời gian nhất định

12

Số lượng khách hàng thường xuyên bị mất trong mỗi khoảng thời gian nhất định

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng

13

Số lượng khách hàng mới trong mỗi khoảng thời gian nhất định

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng 14 Số lượng khách hàng mới do được khách hàng khác giới thiệu đến DN tại bất kỳ thời điểm nào

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng

15

Số năm một khách hàng đã mua hàng của DN

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng

16

Số sản phẩm mới được đưa vào thị trường trong một thời kỳ nhất định

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh

17

Số lượng sản phẩm được cung cấp trong bao bì mới của DN được thiết kế riêng

Thống kê dữ liệu từ bộ phận kinh doanh

18

Phần trăm Doanh thu từ các sản phẩm mới được giới thiệu trong kỳ

Tỷ lệ DT từ DT từ sản phẩm mới =

các SP mới Tổng doanh thu

19

Số cách hoạt động mới trong một khoảng thời gian nhất định

Thống kê từ bộ phận kinh doanh

20 Số khóa học ngắn hạn cho nhân viên

Thống kê dữ liệu từ bộ phận nhân sự, và số liệu trên sổ kế toán chi tiết để tính chỉ số:

Tỷ lệ CP cho

các khóa học Tổng chi phí quản lý

ngắn hạn

21

Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu và phát triển trên tổng chi phí

Thống kê từ sổ kế toán, sau đó tính chỉ số: Tỷ lệ CP cho CP cho cho nghiên cứu, phát triển

nghiên cứu, =

phát triển Tổng chi phí quản lý

22 Số lần công ty bị cơ quan thuế phạt

Tổng hợp dữ liệu trên các sổ kế toán chi tiết

23 Số lần công ty nộp thuế đến hạn 24 Số lần công ty bị phạt bởi chính quyền thành phố 25 Số lần công ty nộp lệ phí môn bài đến hạn 26 Số lần công ty bị phạt

bởi một ban giám sát

27

Số lượng hiệp hội ngành mà DN là thành viên trong kỳ

Thống kê dữ liệu từ phòng hành chính

28 Số việc làm cho dân tộc thiểu số;

Thống kê dữ liệu trên các sổ kế toán chi tiết

29 Số dự án văn hóa xã hội

(Nguồn: NCS tổng hợp) 1.3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Dựa trên kết quả của những chỉ số đánh giá vừa tính được, KTQT tiến hành đánh giá HQHĐ của DN thông qua việc sử dụng một số phương pháp như phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị, …Sau đó, căn cứ vào nội dung của từng phương pháp để lựa chọn phương pháp phân tích thông tin phù hợp với từng khía cạnh cần đánh giá HQHĐ.

Phương pháp so sánh.

“So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích” (Nguyễn Năng Phúc, 2014). Để thực hiện so sánh, cần phải xác định “số gốc” – số gốc được chọn có thể gốc về mặt thời gian hoặc không gian,

tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Trong đó, để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu thời gian, cần đảm bảo thỏa mãn một số điều kiện so sánh sau: Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; Thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; Thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (Nguyễn Năng Phúc, 2014). Nội dung so sánh bao gồm: So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của DN; So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi hoạt động của DN; So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình ngành, hoặc DN khác nhằm đánh giá HQHĐ của DN mình; Bên cạnh đó, kỹ thuật so sánh được sử dụng trong đánh giá HQHĐ của DN còn được thể hiện thông qua việc so sánh, đối chiếu với mục tiêu đặt ra của nhà quản lý DN: Nếu kết quả những chỉ số đánh giá lớn hơn hoặc bằng mục tiêu đặt ra thì chứng tỏ DN đạt hiệu quả ở khía cạnh đó, và ngược lại (Ngoại trừ một số chỉ số đánh giá như số lần bị cơ quan thuế phạt, Số lần công ty nộp thuế đến hạn, Số lần công ty bị phạt bởi chính quyền, Số lần công ty nộp lệ phí môn bài đến hạn, Số lần công ty nộp lệ phí môn bài đến hạn, Số lần công ty bị phạt bởi một ban giám sát).

Phương pháp đồ thị

“Đồ thị là một phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị, nhằm mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể nhất định” (Nguyễn Năng Phúc, 2014). Đồ thị có thể biểu thị quy mô (độ lớn) của các chỉ số đánh giá HQHĐ theo thời gian như ROI, ROE, ROA, Mức độ hài lòng của khách hàng, Số sản phẩm/dịch vụ mới, …qua các thời kỳ liên tiếp nhau; Hoặc có thể biểu thị tốc độ tăng trưởng của chỉ số đánh giá HQHĐ qua thời gian, như Tỷ lệ tăng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp, tỷ lệ tăng trưởng LN sau thuế, … qua các kỳ liên tiếp nhau. Bên cạnh đó, đồ thị còn biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu nhân tố như: “Tỷ suất sinh lời của tài sản” (ROA) chịu tác động của chỉ tiêu nhân tố “tỷ suất sinh lợi của tổng doanh thu thuần” và “tốc độ chu chuyển của tổng tài sản” (Nguyễn Năng Phúc, 2014).

Dựa trên kết quả của những chỉ số đánh giá vừa tính được, KTQT tiến hành đánh giá HQHĐ của DN bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thông tin nêu trên.

Đối với các chỉ số/nhóm chỉ số tài chính (như Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận, các chỉ số khả năng sinh lời như ROI, ROA, ROE, … ) và các các chỉ số/nhóm chỉ số phi tài chính (như Mức độ hài lòng của khách hàng, Số sản

phẩm/dịch vụ mới trong kỳ,…), có thể sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả của kỳ thực hiện với kỳ trước, kết quả của kỳ thực hiện với kế hoạch hoặc đối chiếu kết quả ở kỳ thực hiện với mục tiêu đặt ra của nhà quản lý DN. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp đồ thị để thấy được xu hướng thay đổi kết quả của các chỉ số đánh giá này qua các kỳ, dự đoán được xu hướng HQHĐ của DN trong tương lai.

1.3.3.4. Phương tiện xử lý dữ liệu, phân tích thông tin

Việc xử lý dữ liệu, phân tích thông tin có thể thực hiện theo phương thức truyền thống hoặc hiện đại (sử dụng phần mềm thông minh), và có sự khác nhau giữa các DNNVV với DN quy mô lớn.

Trong các DNNVV, bị giới hạn bởi nguồn lực nhân sự và tài chính nên các kỹ thuật xử lý thông tin vẫn thường được áp dụng theo phương pháp truyền thống/thủ công. Tức là, KTQT sẽ căn cứ vào số liệu trên các Sổ kế toán chi tiết về Doanh thu, chi phí được chiết xuất từ phần mềm kế toán, các Báo cáo kế toán, Báo cáo tổng kết hoạt động của các bộ phận/phòng ban liên quan để tổng hợp dữ liệu rồi tính toán các chỉ số đánh giá trên Excel.

Đối với các DN quy mô lớn, tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều hoạt động, khối lượng dữ liệu lớn, có nguồn lực về tài chính và nhân sự, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ là cần thiết (có thể nâng cấp phần mềm kế toán có liên kết dữ liệu với các phần mềm của các bộ phận khác trong DN hoặc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ như ERP). Khi ứng dụng ERP, các cơ sở dữ liệu riêng của các bộ phận kế toán, tài chính, kinh doanh, nhân sự, sản xuất… được các cá nhân/bộ phận phòng ban có liên quan trong DN truy cập đến các nội dung thông tin theo một quyền truy cập thông tin đã được nhà quản lý phân quyền. Kế toán quản trị, trong phạm vi được phân quyền truy cập và chiết xuất dữ liệu của mình, sẽ thực hiện xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ toàn DN. Các công thức xác định các chỉ số đánh giá, các kỹ thuật phân tích thông tin, các mẫu Báo cáo về HQHĐ sẽ được nhà cung cấp phần mềm cài đặt, thiết lập theo yêu cầu của DN.

1.3.4. Cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động

Các thông tin về HQHĐ sau khi được xử lý cần được trình bày trên các Báo cáo KTQT và được cung cấp kịp thời cho đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin về HQHĐ của DN bao gồm cả các đối tượng bên trong và bên ngoài DN và ở các thời điểm khác nhau. Do vậy, kế toán quản trị cần xác định phạm vi thông tin về HQHĐ của DN phù hợp với từng loại đối tượng và thời điểm cần cung cấp thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định của các bên

liên quan. Vì vậy, nội dung công việc KTQT liên quan đến việc cung cấp thông tin về HQHĐ của DN bao gồm: Xác định đối tượng và thời điểm cung cấp thông tin (CCTT); Xác định nội dung, phạm vi thông tin cung cấp phù hợp với từng loại đối tượng; Và hình thức cung cấp thông tin, chúng có thể khái quát qua hình sau:

Xác định đối tượng, thời điểm CCTT Xác định nội dung, phạm vi thông tin cung cấp Hình thức CCTT

Nội dung công việc CCTT

Hình 1.4: Nội dung công việc cung cấp thông tin về HQHĐ của DN

(Nguồn: NCS tự tổng hợp) Xác định đối tượng và thời điểm cung cấp thông tin về HQHĐ của DN:

Đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin về HQHĐ của DN là các nhà quản lý các cấp trong DN (bao gồm các nhà quản lý cấp cơ sở, các nhà quản lý cấp trung và các nhà quản lý cấp cao) và các bên liên quan bên ngoài DN (Ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, …).

Các nhà quản lý cấp cơ sở cần những thông tin về HQHĐ ở một số khía cạnh, một cách chi tiết, cụ thể nhằm phục vụ cho điều hành hoạt động hàng ngày của DN, do đó, thời điểm cung cấp thông tin là theo ngày, tuần, hay sau mỗi vụ việc. Chẳng hạn, đối với DN kinh doanh dịch vụ lữ hành, các nhà quản lý cấp cơ sở cần thông tin về HQHĐ tài chính như kết quả về “sức sản xuất kinh doanh của chương trình du lịch mới” (H = Doanh thu/chi phí) để có những chính sách điều chỉnh giá bán, chi phí nhằm nâng cao sức sinh lợi của tour đó (nếu cần thiết); Và kết quả về mức độ hài lòng của khách hàng ngay sau tour để phục vụ cho điều hành các tour tiếp theo: Nếu khách hàng chưa hài lòng ở điểm nào thì nhà quản lý cấp cơ sở sẽ ra quyết định điều chỉnh, tác động đến đối tượng thực hiện công việc đó, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng tour và đạt được sự hài lòng của khách hàng ở mức cao hơn. Trong trường hợp này, kế toán sẽ phải cung cấp thông tin cho các nhà quản lý cấp cơ sở ngay sau mỗi tour.

Các nhà quản lý cấp trung cần những thông tin về HQHĐ một cách tổng hợp hơn và đều đặn theo kỳ nhằm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn, do đó, thời điểm cung cấp thông tin là theo tháng, theo quý. Sau mỗi tháng, quý, nhà quản lý cấp trung sẽ cần thông tin về Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tháng này so với tháng trước, Tỷ lệ doanh thu của từng loại sản phẩm/dịch vụ cung cấp, hay của từng cửa hàng/chi nhánh/khu vực, Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, … Do vậy, sau khi khóa sổ kế toán, có được dữ liệu về tổng doanh thu, chi phí của từng loại sản phẩm/dịch vụ, kế toán sẽ tính toán những chỉ số đánh giá này để cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý cấp trung. Các nhà quản lý cấp cao cần những thông tin về HQHĐ ở một cách tổng thể toàn DN, về tất cả các hoạt động mà DN đã thực hiện trong kỳ, thông tin có tính khái quát, có khả năng dự báo tương lai nhằm phục vụ cho việc hoạch định, cải tiến chiến lược hoạt động của DN, do đó, thời điểm cung cấp thông tin là theo quý, năm. Các bên liên quan bên ngoài DN như Ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, … cần thông tin về HQHĐ tổng thể toàn DN để phục vụ cho việc ra quyết định của họ. Ngân hàng sẽ cần thông tin về HQHĐ của DN như Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế, các chỉ số về khả năng sinh lời, … để ra quyết định về hạn mức tín dụng cho DN vay trong tương lai. Các nhà cung cấp cũng sẽ cần thông tin về HQHĐ của DN như Tổng doanh thu, các chỉ số về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, … để ra quyết định về hạn mức nợ đối với DN. Các nhà đầu tư cần những thông tin về HQHĐ của DN như Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế, các chỉ số về khả năng sinh lời, …để ra quyết định đầu tư vào DN trong tương lai. Do vậy, các thông tin này cần được cung cấp công khai vào cuối năm.

Xác định nội dung, phạm vi thông tin cung cấp:

Mỗi đối tượng khác nhau có nhu cầu sử dụng thông tin về HQHĐ của DN khác nhau. Kế toán quản trị cần xác định được nội dung, phạm vi thông tin cung cấp phù hợp với từng loại đối tượng có nhu cầu sử dụng. Đối với nhà quản lý các cấp trong nội bộ DN, kế toán quản trị cần cung cấp những thông tin mang tính nội bộ (không cung cấp ra bên ngoài DN) phục vụ cho việc ra quyết định điều hành, quản lý DN như Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từng mặt hàng/sản phẩm/dịch vụ, Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ở từng chi nhánh/khu vực/địa bàn kinh doanh, Số sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi nhuận cao,…Đối với các bên liên quan bên ngoài DN, kế toán chỉ được cung cấp những thông tin mang tính khái quát, những chỉ số tài chính dựa trên số liệu từ Báo cáo tài chính (BCTC), theo yêu cầu quy định của các cơ quan quản lý (như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán).

Xác định hình thức cung cấp thông tin:

Thông tin KTQT mang tính linh hoạt, kịp thời, do đó, hình thức cung cấp

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w