Ảnh hưởng của muối ăn (NaCl) đến sinh trưởng và phát triển của động vật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng muối trong thức ăn và oxy hòa tan trong môi trường đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thương phẩm (Trang 27 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Ảnh hưởng của muối ăn (NaCl) đến sinh trưởng và phát triển của động vật

TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

2.4.1. Cấu tạo và chức năng của muối ăn (NaCl)

Như chúng ta đã biết, trái đất này chiếm ¾ là nước trong đĩ chủ yếu là nước mặn nên muối là phần rất quan trọng trong cuộc sống. Muối ăn cĩ thành phần chủ yếu là clorua natri (NaCl), muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể. Muối ăn là tối thiết cho sự sống trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị. Khả năng bảo quản của muối là cơ sở của các nền văn minh, ở nhiều thập kỷ trước con người đã biết sử dụng muối để bảo quản thức ăn theo mùa và đảm bảo lương thực cho những chuyến đi xa.

Muối ăn cĩ các dạng: muối thơ, muối tinh, đá muối nhưng loại muối được sử dụng rộng rãi hiện nay là muối tinh. Muối tinh được sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu là chứa clorua natri (NaCl). Tuy nhiên, chỉ cĩ khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời sống hàng ngày như là chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích cơng nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong cơng nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phịng và chất tẩy rửa và nĩ cĩ một giá trị thương mại lớn.

Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là clorua natri nguyên chất (95% hay nhiều hơn). Nĩ cũng chứa các chất chống ẩm.

- Các ứng dụng sức khỏe

NaCl là một trong những yếu tố khống chất thiết yếu theo yêu cầu của cơ thể động vật nĩi chung và động vật thủy sản nĩi riêng để hoạt động bình thường: làm cho thức ăn ngon hơn, điều hịa áp suất thẩm thấu của cơ thể, tạo thành axit trong màng nhầy của dạ dày, kích hoạt pepsin và các enzyme của tuyến nước bọt của cổ họng và giữ cho quá trình tiêu hĩa bình thường (Lucy, 2016). Cá, tơm nuơi nước ngọt khơng thể lấy khống chất từ mơi trường nước, địi hỏi cần bổ sung khống chất nhiều hơn trong khẩu phần ăn. Thức ăn cân bằng muối giúp cá tiết kiệm năng lượng cho việc điều hịa áp suất thẩm thấu và lấy phần năng lượng này dùng cho sinh trưởng (Mohsen Abdel-Tawwab & cs., 2015).

Natri là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Quá nhiều hay quá ít muối ăn trong ăn uống cĩ thể dẫn đến rối loạn điện giải, cĩ thể dẫn tới các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí cĩ thể gây chết. Trộn muối vào thức ăn cho cá giúp phục hồi nồng độ muối trong máu sau khi bị stress, nuơi nhốt, phân

cỡ cá. Vì vậy, trong quá trình nuơi, cần cung cấp thêm một phần chất khống, bằng cách sử dụng các sản phẩm bổ sung chất khống.

- Ngăn ngừa độc tố nitrit

Nitrite (NO2-) gây độc cho cá. Ammonia sinh ra từ cá và sự phân hủy vật chất hữu cơ, thơng qua quá trình nitrite hĩa bởi vi sinh vật để sinh ra nitrite. Nồng độ nitrite trên 0,3 mg/l được yêu cầu chú ý, bởi vì hiệu suất và khả năng miễn dịch cá bắt đầu suy giảm. Nồng độ nitrite gây độc thường trên 0,7 mg/l, phụ thuộc vào lồi và tính chất hĩa học của nước, thường xảy ra ở những ao nước tĩnh, cho ăn nhiều. Làm tăng nồng độ clo trong nước bằng cách dùng muối là một cách hiệu quả để ngăn ngừa độc tố nitrite. Muối thường cĩ 60% clo, clo liên kết với những tế bào hấp thu nitrite trên mang cá làm cản trở quá trình hấp thu ion nitrite của cá. Người nuơi cần duy trì tỷ lệ chloride:nitrite tối thiểu là 6:1. Boyd (1998) đã đưa ra một cơng thức đơn giản để xác định lượng muối (g/m3) được đưa vào ao căn cứ theo hàm lượng nitrite mong muốn và hàm lượng chloride thực tế trong ao.

Hình 2.2. Cá được xử lý bên trong bể chuyên chở

Nguồn: https://sites.google.com/site/traicaanhmai/cong-dung-cua-muoi-trong-nuoi-thuy- san-nuoc-ngot

Trong suốt quá trình xử lý cần sục khí. Đặt một giai cĩ lưới mềm bên trong bể sẽ cho phép lấy cá ra nhanh chĩng sau khi tắm xong.

Trong hệ thống biofloc hoặc thâm canh tuần hồn, hàm lượng nitrite cĩ thể thường cao hơn 20mg/l. Nồng độ muối ở 3‰ sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm và ngoại kí sinh trùng đồng thời đủ để ngăn ngừa độc tố nitrite.

- Dùng muối để ngăn ngừa những bệnh về mang do mơi trường

mơ của mang. Những chất hĩa học (formalin, thuốc tím, CaO,…), chất rắn lơ lửng quá nhiều (các hạt sét, phân cá, hạt biofloc, thức ăn thừa, phiêu sinh vật,…) hoặc sự kết hợp các yếu tố trên cĩ thể gây ra các bệnh về mang.

Kí sinh trùng (sán lá đơn chủ, trùng bánh xe, dinoflagellate, …) và các bệnh nhiễm khuẩn cũng cĩ thể gây ra những bệnh về mang. Thích bào tử trùng cĩ thể gây hoại tử nghiêm trọng, kích thích và làm chảy máu ở mang (bệnh tăng sinh mang hay “hamburger gill”).

Những bệnh về mang làm cá khĩ thở, khĩ khăn trong điều hịa áp suất thẩm thấu và bài tiết ammonia. Nuơi cá bột và cá giống trong những hệ thống cĩ mật độ cao cĩ thể làm cá đối mặt với các yếu tố trên, dễ xảy ra các bệnh về mang do vi khuẩn và mơi trường. Do đĩ, tắm ở nồng độ muối 8 - 10‰ từ 2 - 4 giờ, đặc biệt là sau khi chà bể, sẽ làm tăng sản sinh nhớt cá, loại bỏ những mảnh vụn hữu cơ, kí sinh trùng hoặc vi khuẩn ra khỏi mang, giúp giảm kích ứng mang, ngăn ngừa các nhiễm trùng trong tương lai. Ngồi ra, tắm muối theo cách trên cịn giúp cải thiện tình trạng tổng thể, cải thiện sức khỏe và tỷ lệ sống của cá trong những hệ thống thâm canh này.

- Dùng muối để cải thiện tỷ lệ sống trong nuơi cá lồng

Hiện tượng cá chết rải rác hay đột ngột rất thường thấy ở nuơi cá nước ngọt lồng bè. Tỷ lệ cá chết đạt cao nhất thường vào tuần đầu tiên sau khi thả cá vào lồng, cũng cĩ thể ở giai đoạn lớn hơn sau khi phân cỡ và chuyển cá sang lồng khác. Nhốt cá trong lưới, bị stress trong quá trình thao tác làm chúng mất một lượng lớn muối và làm giảm đáp ứng miễn dịch. Thao tác quá mạnh làm cho cá bị mất nhớt, mất vảy và làm tổn thương da của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho lây nhiễm nấm và các vi khuẩn cơ hội.

Người nuơi cá cần đầu tư thời gian và tiền bạc để huấn luyện cơng nhân và cĩ các dụng cụ thích hợp để cải thiện quá trình xử lý cá và tỷ lệ sống. Tỉ lệ chết của cá cĩ thể được được giảm thiểu đáng kể bằng việc phịng ngừa và sử dụng muối hợp lý. Khi về đến trại, cá giống cĩ thể được xử lý kí sinh trùng và giữ ở nồng độ muối từ 5 - 6‰ để chúng phục hồi sau khi bị stress do vận chuyển. Phân loại cá giống và thả lại vào các bể khác được thực hiện trong nước muối 5 - 6‰. Nếu khơng thể, cá cĩ thể được chuyển sang lồng được bao kín bằng bạt nilon, nồng độ muối 5 - 6‰ trong khoảng thời gian 10 - 12 giờ, cĩ sục khí bên trong lồng. Giữ cá trong nước muối làm cho cá nhanh chĩng phục hồi muối trong máu và cũng sản sinh thêm nhớt để chữa lành các tổn thương ở da, ngăn cản bị nhiễm trùng cơ hội do nấm hoặc vi khuẩn.

2.4.2. Nuơi cá bổ sung muối vào thức ăn

Cho ăn thức ăn viên cĩ bổ sung muối (15g muối/kg thức ăn) trong 2 - 3 ngày sau khi xử lý, vận chuyển là một cách khác cĩ hiệu quả để cá nhanh chĩng phục hồi lượng muối trong máu. Thĩi quen này đã được thực hiện ở một vài trang trại nuơi cá rơ phi lồng ở Brazil, vì nĩ làm giảm tỉ lệ chết sau khi xử lý. Ở Braxin đã nghiên cứu cho thấy nên bổ sung 15g muối/kg thức ăn khi cá rơ phi nuơi lồng bị bệnh sau 2 ngày dùng thuốc sẽ giúp cá bệnh nhanh chĩng hồi phục hàm lượng muối trong máu. Nghiên cứu trên cá rơ phi lai (O. niloticus x O. aureus) cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cá thể được cải thiện 17 – 20%, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 14 – 23% khi cho thêm Na+, Cl-, K+ vào thức ăn (Shiau & Hsieh, 2001; Shiau & Lu, 2004; Cnaani & cs., 2010)

Ở những trang trại cĩ quy mơ lớn, thức ăn viên được làm giàu muối cĩ thể được sản xuất theo đơn đặt hàng. Cịn ở những trang trại nhỏ, muối cĩ thể được đưa vào thức ăn bằng cách sử dụng máy trộn xi-măng. Muối được hịa tan trong nước và phun đều lên viên thức ăn bằng bình xịt tưới cây, 150g muối/1 - 1,5 lít nước cho 10 kg thức ăn viên dạng nổi.

Hình 2.3. Trộn muối vào viên thức ăn cho cá thức ăn cho cá

Hình 2.4. Thức ăn của cá rơ phi vừa được bổ sung muối vừa được bổ sung muối

Nguồn: https://sites.google.com/site/traicaanhmai/cong-dung-cua-muoi-trong-nuoi- thuy-san-nuoc-ngot

Cá nên được cho ăn thức ăn được làm giàu muối ngay sau khi xử lý, cho phép nhanh chĩng phục hồi muối trong máu.

- Cân bằng muối hợp lý trong thức ăn cĩ thể cải thiện tình trạng và tăng trưởng của cá

Thơng thường, cá nước ngọt sử dụng 10 - 15% năng lượng từ thức ăn cho việc điều hịa áp suất thẩm thấu. Cá trong lồng cĩ thể tốn năng lượng nhiều hơn, do mật độ nuơi cao và cạnh tranh mạnh mẽ để lấy thức ăn làm gia tăng sự mất muối của cá. Muối bị mất đi cĩ thể được bù lại nếu thức ăn cĩ số lượng và thành phần muối thích hợp, đặc biệt là các ion hĩa trị 1 Na+, Cl+ and K+.

Thức ăn cân bằng muối giúp cá tiết kiệm năng lượng cho việc điều hịa áp suất thẩm thấu và dùng phần năng lượng này cho mục đích tăng trưởng, và cĩ lẽ cũng cho những nhu cầu sinh lý khác, ví dụ như miễn dịch. Nghiên cứu trên cá rơ phi lai (O. niloticus x O. aureus) trong nước ngọt đã chứng minh rằng tỷ lệ tăng trưởng cĩ thể được cải thiện 17 - 20% và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 14 - 23% khi thêm Na+, Cl-, K+ vào thức ăn (Shiau & Hsieh, 2001; Shiau & Lu, 2004; Cnaani & cs., 2010). Một số nhà máy ở Brazil đang cải thiện sự cân bằng muối trong thức ăn cho cá rơ phi nuơi lồng bè. Để đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa (SGR), cá vược cần bổ sung thêm 3,4% trong chế độ ăn uống đem lại lợi ích đối với tăng trưởng và sử dụng thức ăn (Nadir, 2012).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng muối trong thức ăn và oxy hòa tan trong môi trường đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thương phẩm (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)