Khoả n2 điều 8 Luật hơn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 41 - 44)

cả mọi trường hợp chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới. Khác với một số trường hợp được công nhận quan hệ vợ chồng (như đã đề cập ở các phần trước của bài tiểu luận). Vì vậy các vấn đề phái sinh như: Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng, chế độ tài sản chung hợp nhất, v.v.. là không tồn tại trong loại quan hệ này.

Việc không công nhận quan hệ vợ chồng giữa những người cùng giới trong thời điểm hiện tại đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho những chủ thể trong quan hệ này. Hôn nhân giữa họ là hôn nhân “do họ đặt ra”, và dù muốn kết hôn hay không, họ không được công nhận bởi pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vì vậy, họ khơng được thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, về tài sản của Luật hơn nhân và gia đình như: Khơng thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của “bạn đời” của mình, khơng được hưởng chế độ tài sản sở hữu chung hợp nhất, không được bảo vệ bởi chế độ hôn nhân một vợ một chồng, v.v… Bởi vì những lý do trên, quan hệ chung sống giữa những người cùng giới thường không bền vững, do những quan hệ này chỉ được họ tự thừa nhận với nhau mà không bị tác động bởi pháp luật hơn nhân gia đình - một cơng cụ để điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Trong tương lai, nếu các quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới tiếp tục cởi mở hơn, quy định nhiều hơn về quyền và nghĩa vụ cho loại quan hệ này cũng như thừa nhận nó, nhóm nghiên cứu cho rằng nó chắc chắn sẽ tác động giúp giảm đi hiện tượng

chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đến an sinh xã hội.

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để duy trì, ổn định và phát triển tình trạng hơn nhân và gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành với nhiều quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống.

Nhìn từ góc độ lý luận về hơn nhân theo luật định và việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hơn, bài viết đã đi sâu phân tích về điều kiện của hơn nhân hợp pháp (phải đăng ký kết hơn) theo quy định Luật Hơn nhân và gia đình; chỉ ra các hạn chế và bất lợi của việc vợ chồng chung sống khơng đăng ký kết hơn. Về góc độ tương quan giữa hôn nhân hợp pháp và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hay kết hơn trái pháp luật đều có những điểm giống nhau và khác nhau, từ đó cho thấy hơn nhân phải đăng ký kết hơn thì mới nhận được sự cơng nhận từ nhà nước, pháp luật và xã hội.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã thơng thống trong việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hơn nhân và gia đình, đặc biệt sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nâng cao hiệu quả trong cơng tác xét xử của Tịa án, tạo nền tảng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.

Thông qua đề tài “Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”, nhóm đã đi sâu phân tích những vấn đề pháp lý cũng như

đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định điều chỉnh về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn. Do kiến thức cịn hạn chế, bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài viết được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 41 - 44)