Điều 182 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 30 - 32)

đã có quy định về phạt vi phạm hành chính và tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội loạn luân với án phạt từ 1 tới 5 năm tù giam. Theo đó, pháp luật cũng sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Vì thế dù có huyết thống hay khơng nhưng giữa họ đã tồn tại mối liên hệ gia đình và có trách nhiệm bảo vệ giá trị gia đình.

Việc phát hiện kịp thời các hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật là điều rất cần thiết để có thể kịp thời xử lý, ngăn chặn và giảm bớt những hậu quả khôn lường xảy ra. Nhìn chung, mặc dù khơng phải bất kì trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật đều có hệ quả xấu nhưng nó có nhiều tác động đến quan hệ hơn nhân và gia đình, giá trị văn hóa và quyền của trẻ em, phụ nữ. Vậy nên phải cần ngăn cản và hạn chế việc sống chung này để đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ các chế độ của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của người dân.

2.6. Chung sống như vợ chồng với người nước ngoài

Trong thời kỳ kinh tế thị trường, Việt Nam đang mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, sự giao lưu văn hóa-kinh tế với nước ngồi cũng ngày càng mở rộng và sự giao lưu của người Việt Nam với các nước trên thế giới cũng rất rộng rãi. Việc gặp gỡ, chung sống và kết hơn với người nước ngồi cũng càng phổ biến hơn. Từ đó đặt ra các chế định của pháp luật về quan hệ hơn nhân với người nước ngồi. Khi đó chủ thể tham gia vào quan hệ chung sống như vợ chồng có bao gồm cả người nước ngồi.

Người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao gồmcơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.38 Đối với trường hợp người không quốc tịch có thể định nghĩa là họ khơng là cơng dân của bất kỳ đất nước nào đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam. Tại Việt Nam thì người khơng quốc tịch có địa vị pháp lý như cơng dân nước ngồi, phải tn thủ pháp luật nơi họ thường trú và chịu sự điều chỉnh của Luật hơn nhân và gia đình ở Việt Nam. Ngược lại với quan hệ chung sống như vợ chồng trong nước, quan hệ có yếu tố nước ngồi có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, nó có thể phải chịu sự điều chỉnh của Luật Việt Nam và Luật nơi người nước ngồi có quốc tịch hoặc các tập qn, cơng ước quốc tế.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong quan hệ hơn nhân và gia đình thì người nước ngồi có quyền và nghĩa vụ như cơng dân Việt Nam. Tại Điều 122 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ hơn nhân gia

đình có yếu tố nước ngồi, nếu trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó39, nếu có dẫn chiếu áp dụng luật nước ngồi thì sẽ áp dụng luật nước ngồi. Do đó ta có thể xét quan hệ chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngồi như quan hệ trong nước.

Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì sẽ khơng được coi là trái pháp luật. Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân thực tế giữa họ và không bắt buộc phải đăng ký kết hôn. Các trường hợp chung sống từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 thì phải đăng ký kết hôn mới được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân và họ cũng có thời gian từ 01/01/2001 đến hết ngày 01/01/2003 để thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn như cơng dân Việt Nam. Sau ngày 01/01/2003 thì việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận quan hệ hơn nhân. Người nước ngồi cũng phải tn thủ pháp luật Việt Nam về các quy định chung sống như vợ chồng trái pháp luật như quy định về độ tuổi, chế độ hôn nhân một vợ một chồng,... Nhà nước Việt Nam cơng nhận các quan hệ hơn nhân ở nước ngồi vậy nên người nước ngồi đang có vợ, chồng ở nước ngồi cũng khơng được phép chung sống như vợ chồng với cơng dân Việt Nam chưa có vợ, có chồng. Ví dụ, ơng A là người nước ngồi đã kết hơn ở nước ngồi. Sau đó ơng đến Việt Nam sinh sống, làm việc và thường trú tại Việt Nam. Trong quá trình làm việc, ơng quen bà B chưa kết hơn và hai người nảy sinh tình cảm quyết định chung sống như vợ chồng với nhau mà khơng đăng ký kết hơn. Vì vợ ơng A ở nước ngồi nên bà B nghĩ rằng ơng A cịn độc thân và chung sống với ông B. Vậy trong trường hợp này, việc chung sống như vợ chồng giữa ông A và bà B là trái pháp luật.

Khi giải quyết hậu quả pháp lý của các trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi thì Điều 130 Luật hơn nhân và gia đình 2014 quy định áp dụng Luật này và các Luật khác có liên quan ở Việt Nam ở giải quyết. Có thể thấy pháp luật Việt Nam đã có các quy định rõ ràng về hơn nhân có yếu tố nước ngồi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên nam nữ tham gia vào quan hệ hơn nhân gia đình. Ngồi ra, việc ghi nhận quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là yêu cầu khách quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các chủ thể, phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 30 - 32)