Khoả n3 Điều 69 Luật Hơn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 27 - 28)

cha mẹ, lấy chữ hiếu đặt lên làm đầu. Khi con cái đã thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu cha mẹ khơng cịn khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.32

Như vậy, dù cha mẹ khơng đăng ký kết hơn thì vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ với con cái theo quy định của pháp luật.

2.5. Chung sống như vợ chồng trái pháp luật

Hiện nay, có nhiều trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật đang xảy ra ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa vì sự thiếu hiểu biết, nhận thức kém về pháp luật. Về khái niệm, có thể hiểu chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn theo pháp luật và vi phạm các điều kiện để kết hôn đúng pháp luật, các trường hợp cấm kết hôn. Như vậy, để kết luận việc chung sống như vợ chồng là trái pháp luật thì phải thỏa hai điều kiện: đầu tiên là họ đang chung sống như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn; thứ hai là một hoặc cả hai bên đều vi phạm điều kiện kết hôn đúng pháp luật, vi phạm điều cấm kết hôn.

Trường hợp vi phạm về điều kiện độ tuổi, theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ được kết hơn với nhau khi nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên33. Đối với việc chung sống như vợ chồng thì hai bên cũng phải thỏa mãn được quy định về độ tuổi khi kết hôn của pháp luật, chỉ cần một bên không thỏa điều kiện về độ tuổi thì việc chung sống này cũng sẽ được coi là trái pháp luật. Khi vi phạm về điều kiện độ tuổi trong quan hệ vợ chồng thì sẽ dẫn đến trường hợp tảo hơn gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù, hành vi chung sống này có thể là sự tự nguyện của các bên nhưng cũng gây ra các hậu quả như khơng đảm bảo về sức khỏe vì ở độ tuổi này thì tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ và tồn diện, chất lượng cuộc sống khơng tốt gây ảnh hưởng đến xã hội. Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 thì“Tảo hơn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8”34 và tại khoản 2 Điều 5 thì pháp luật cũng cấm việc tảo hơn. Hình thức này khơng chỉ diễn ra ở các vùng nơng thơn mà cịn xuất hiện ở cả trong thành thị. Nam, nữ sẽ chỉ tổ chức nghi lễ cưới hỏi theo phong tục tập quán địa phương mà khơng đăng ký kết hơn. Có thể do sự thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc bị dụ dỗ thì việc tảo hơn cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho các cặp đơi. Tại Điều 58 NĐ 82/2020 có quy định về xử phạt hành chính từ 1 triệu tới 5 triệu với các hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn. Nếu trong trường hợp tái phạm thì sẽ bị xử lý hình sự từ 10 triệu tới 30 triệu hoặc

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN (Trang 27 - 28)