Thời gian sinh trưởng phát triển của quả thể nấm Vân Chi trên các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu 25.5. XUÂN HÓA BÁO CAO TỐT NGHIỆP (Trang 35 - 37)

công thức thí nghiệm

- Thời gian hình thành mầm quả thể: Là khoảng thời gian được tính từ khi cấy giống cho đến khi có mầm mống quả thể xuất hiện. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính giống và điều kiện nuôi trồng như điều kiện thời tiết khí hậu, giá thể trồng...

Số liệu bảng 4.2 cho thấy thời gian hình thành mầm quả thể ở các công thức có sự sai khác có ý nghĩa, dao động từ 50,61 - 55,33 ngày. Trong đó thời gian xuất hiện mầm mống quả thể ngắn nhất là công thức II (50,61 ngày), tiếp đến là công thức IV (ĐC II) (53,19 ngày), công thức I (53,25 ngày) và công thức III (Đ/C II) (55,33 ngày). Như vậy là sau khi hệ sợi nấm phủ kín nguyên liệu khoảng 10 - 12 ngày thì xuất hiện mầm mống quả thể. Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả của Lê Thị Thu Hường và cs (2019) với tỷ lệ giống cấy 2,75% (tương đương 22g/bịch nguyên liệu) thời gian hình thành mầm quả thể là 53,57 ngày.

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của quả thể nấm Vân chi trên các công thức thí nghiệm

Đơn vị: Ngày

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian xuất hiện mầm quả thể

Thời gian quả thể trưởng thành và thu hái I II III (Đ/C I) IV (Đ/C II) Tukey HSD 41,50 31,77

Ghi chú: Số liệu trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; X: Giá trị trung bình, SE: Sai số chuẩn.

Thời gian quả thể nấm trưởng thành và thu hoạch là kết quả của quá trình sinh trưởng phát triển mạnh mẽ biểu hiện cho chu kỳ kinh tế của nấm Vân chi được tính từ cấy giống đến khi quả thể trưởng thành và thu hoạch.

Mầm quả thể sau khi được hình thành phát triển với tốc độ nhanh có thể quan sát sự lớn lên bằng mắt thường và được thể hiện rõ qua các đặc trưng hình thái. Mũ nấm và số lớp mũ nấm sẽ hình thành và lớn dần lên. Đây là thời kỳ các cá thể nấm cho sinh khối lớn nên quyết định đến năng suất, phẩm chất của nấm Vân chi. Vì vậy vào giai đoạn này cần theo dõi thường xuyên để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm đem lại năng suất cao.

Nghiên cứu thời gian phát triển của nấm Vân chi có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa ra được các biện pháp tác động đến điều kiện ngoại cảnh như điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... từ đó giúp cho quả thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian quả thể trưởng thành và thu hái là 96,28 - 100,13 ngày, giữa các công thức có sự sai khác nhau có ý nghĩa. Trong đó thấp nhất là công thức II đạt 96,28 ngày tiếp đến là công thức III (Đ/C I) là 97,33 ngày, công thức IV (Đ/C II) là 99,31 ngày và cao nhất là công thức I đạt 100,13 ngày. Như vậy sau khi phủ kín nguyên liệu khoảng 56 - 58 ngày, lúc này mép ngoài cùng của quả thể nấm đã chuyển màu nâu thì ta có thể tiến hành thu hái.

Nhìn chung với các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng với tỷ lệ bông phế thải khác nhau trên nguyên liệu mùn cưa keo lá tràm và mùn cưa cao

su có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng phát triển của hệ sợi nấm và thời gian hình thành quả thể nấm Vân chi.

Một phần của tài liệu 25.5. XUÂN HÓA BÁO CAO TỐT NGHIỆP (Trang 35 - 37)