PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu 25.5. XUÂN HÓA BÁO CAO TỐT NGHIỆP (Trang 49 - 51)

5.1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất nấm Vân chi (Trametes versicolor (L.) Pilat) trên nguyên liệu phế phụ phẩm sẵn có tai A Lưới, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Thời gian hệ sợi nấm phục hồi nguyên liệu là 1 ngày và bắt bắt nguyên liệu là 2 ngày sau cấy giống trên tất cả các công thức thí nghiệm.

- Thời gian phủ kín nguyên liệu dao động từ 40,00 - 42,38 ngày, thời gian hình thành mầm quả thể từ 50,61 - 55,33 ngày, thời gian quả thể trưởng thành và thu hái dao động từ 96,28 - 100,13 ngày. Trên tất cả các công thức thí nghiệm thời gian sinh trưởng phát triển của nấm Vân có sự chênh lệch ngày giữa các công thức.

- Kích thước trung bình chiều dài nấm dao động từ 9,01 - 12,83cm, kích thước trung bình chiều ngang nấm từ 4,58 - 6,50cm. Số tầng trung bình của nấm từ 4,84 - 5,94 tầng. Khối lượng trung bình quả thể dao động trong khoảng 18,11 - 22,59 gam. Trên tất cả các công thức chỉ tiêu về kích thước và khối lượng quả thể đạt cao nhất là công thức IV (ĐC II) và thấp nhất là công thức I.

- Tỷ lệ nhiễm nấm dại trên các công thức là 11,11% xuất hiện ở công thức I và công thức IV (ĐC II) vào giai đoạn 15 - 45 ngày sau cấy giống. Tỷ lệ này nằm trong ngưỡng cho phép, trong sản xuất có thể chấp nhận được.

- Năng suất nấm Vân chi thu được trên các công thức dao động từ 31,85 - 35,95 gam nấm khô/kg nguyên liệu khô, cao nhất là công thức IV (ĐC II) và thấp nhất là công thức I.

- Hiệu quả kinh tế có sự khác nhau giữa các công thức, dao động từ 10,70 – 11,71 triệu đồng, trong đó công thức IV (ĐC II) cho hiệu quả kinh tế cao nhất và công thức I thấp nhất.

Từ các kết luận cụ thể trên chúng tôi rút ra kết luận chung nấm Vân chi trồng ở tất cả các công thức đều cho năng suất và đều đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Trong đó công thức IV (ĐC II) (mùn cưa cao su bổ sung 20% bông phế thải) cho năng suất cao nhất dẫn đến hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Tuy nhiên với mục đích của đề tài là tận dụng những phụ phế phẩm tại địa phương (huyện A Lưới) để trồng nấm Vân chi trong đó mùn cưa keo lá tràm là đối tượng được quan tâm mặc dù năng suất thấp hơn so với các nguyên liệu phổ biến nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế tạo thu nhập cho người dân đồng thời vừa giải quyết vấn đề môi trường. Vì thế có thể bổ sung mùn cưa keo lá tràm vào danh mục

5.2. Đề nghị

Cần tiếp tục các nghiên cứu lặp lại về nấm Vân chi chính vụ và các thời vụ khác trong năm.

Cần phân tích chất lượng sản phẩm nấm Vân chi trồng tại A Lưới để so sánh với sản phẩm nấm Vân chi trồng ở các vùng khác tại Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu 25.5. XUÂN HÓA BÁO CAO TỐT NGHIỆP (Trang 49 - 51)