Hiệu quả kinh tế cao luôn là mục đích cuối cùng của mọi ngành sản xuất, là chỉ tiêu đánh giá một hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nói riêng. Hiệu quả kinh tế của nấm Vân chi trên các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của nấm Vân chi trên các công thức thí nghiệm (Tính cho 1.000 kg nguyên liệu khô)
Chỉ tiêu Công thức
Năng suất thu được (kg) Tổng thu (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Lãi ròng (triệu đồng) CT I 31,86 15,93 5,23 10,70 CT II 35,27 17,64 6,12 11,52 CT III (Đ/C I) 33,67 16,84 5,36 11,48 CT IV (Đ/C II) 35,97 17,96 6,25 11,71
Với giá bán trên thị trường tại thời điểm hiện tại là 500.000 đồng/kg nấm khô và sự khác nhau của năng suất thực thu tính trên một tần nguyên liệu khô dẫn đến tổng thu của nấm Vân chi trên các công thức cũng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thu dao động từ 15,93 -17,96 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô. Công thức IV (ĐC II) cho tổng thu đạt cao nhất với 17,96 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô, công thức II thu 17,64 triệu đồng công thức III (ĐC I) thu 16,84 triệu đồng và thấp nhất là công thức I thu 15,93 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô.
Tổng chi cho trồng nấm Vân chỉ có sự chênh lệch nhau, dao động từ 5,23 - 6,25 triệu đồng. Do sự phối trộn các tỷ lệ bông khác nhau dẫn đến tổng chi khác nhau. Từ kết quả tổng thu và tổng chi khác nhau dẫn đến lãi ròng thu được ở các công thức cũng khác nhau. Lãi ròng cao nhất ở công thức IV (ĐC II) đạt 11,71 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô, tiếp đến là công thức II đạt 11,52 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô, công thức III (ĐC I) đạt 11,48 triệu đồng/tấn và công thức I có lãi ròng thấp nhất với 10,70 triệu đồng/tấn nguyên liệu khô.
Như vậy với các công thức thí nghiệm và đối chứng có hiệu quả kinh tế nhất là công thức IV (ĐC II) đạt lãi ròng 11,71 triệu tiếp là công thức II đạt lãi ròng 11,52 triệu, công thức III (ĐC I) đạt lãi ròng là 11,48 triệu và lãi ròng đạt thấp là công thức I 10,70 triệu.