Lý luận về tiêu thụ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 25 - 29)

2.1.5.1. Khái niệm về tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Qua giai đoạn này người sản xuất mới đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ người sản xuất nào khi tham gia vào thị trường, đây cũng là cơ sở để người sản xuất đưa ra giải pháp khắc phục và định hướng cho phát triển của mình.

Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau:

- Theo nghĩa mở rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như: nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất.

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng (người mua) và thu được tiền từ hoạt động này. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích của người sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng.

Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động thiêu thụ sản phẩm nói chung được cấu thành bởi các yếu tố sau:

Các chủ thể kinh tế tham gia: người mua và người bán Đối tượng đem trao đổi: sản phẩm hàng hóa

Thị trường: là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán.

2.1.5.2. Nội dung của quá trình tiêu thụ

 Nghiên cứu thị trường: Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó mở rộng đường cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường, tức là phải nắm được nhu cầu tiêu dùng của hàng hóa và khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ thu nhập và triển vọng mở rộng thị trường tiêu thụ.

 Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết định đúng đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý thông tin về thị trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tiễn.

 Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường

- Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm của mình sản xuất ra có được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không? Chủng loại và chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào? Nếu không thì phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí.

- Chiến lược thì trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường.

 Công tác hỗ trợ tiêu thụ: Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm,... thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công tác tiêu thụ có ý nghĩa lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Đó là các hình thức giới thiệu sản phẩm, tham gia hội trợ triển lãm, quản cáo tiêp thị và nhiều hoạt động khác.

 Lựa chọn phương án tiêu thụ: Phương án tiêu thú ản phẩm thực chất là hệ thống các phương pháp và biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm tối đa hóa khối

lượng sản phẩm bán ra. Có nhiều phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như: - Tiêu thụ trực tiếp: Hàng hóa được bán trực tiếp từ tay người sản xuất đến với người tiêu dùng.

- Tiêu dùng gián tiếp: Hàng hóa được các nhà trung gian là các nhà buôn, nhà thu gom, người bán lẻ,... rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ gián tiếp có thể một hoặc nhiều khâu trung gian.

- Tiêu thụ hỗn hợp: Là hình thức phối hợp hai hình thức trên.

2.1.5.3. Vị trí, vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự thành công nhất định trên thương trường về sự chấp nhận của xã hôi, về sự đáp ứng của doanh nghiệp đối với xã hội.

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn kinh doanh. Đây là khâu quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp không thể thực hiện được chu kỳ sản xuất tiếp theo.

- Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có điều kiện gần gũi với khách hàng, hiểu biết và nắm bắt những mong muốn của khách hàng nhằm tăng khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường.

- Tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tốt doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.

2.1.5.4. Các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo dòng vận chuyển sản phẩm chăn nuôi từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của người chăn nuôi.

Tất cả những người tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh tiêu thụ và thực hiện các chức năng khác nhau.

Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Các tổ chức tham gia vào kênh tiêu thụ với những cách thức liên kết khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc kênh phân phối được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh. Do đó mà các kênh phân phối của sản phẩm chăn nuôi:

- Kênh 1: kênh tiêu thụ trực tiếp: Hộ chăn nuôi → người bán lẻ người giết mổ → người tiêu dùng. Đây là kênh mà người chăn nuôi trực tiếp bán cho người giết mổ mà không thông qua một trung gian nào. Đặc điểm của kênh này là người chăn nuôi chỉ bán với số lượng ít chủ yếu là người trong cùng địa bàn.

- Kênh 2: Người chăn nuôi → thợ giết mổ → người bán lẻ → người tiêu dùng. Ở kênh này người bán lẻ lấy sản phẩm của người giết mổ để bán cho người tiêu dùng

- Kênh 3: Người chăn nuôi → người giết mổ → người bán buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng. Kênh này sản phẩm đến được tay người tiêu dùng phải thông qua hai trung gian thương mại là người bán buôn và người bán lẻ.

- Kênh 4: Hộ chăn nuôi → người thu gom → người giết mổ → người bán buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng. Kênh này thường tập hợp tất cả các sản phẩm chăn nuôi để bán cho các lò giết mổ. Đặc điểm của kênh này là khối lượng lưu chuyển thường lớn, đôi khi người chăn nuôi bị ép giá.

2.1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự vận hành của các kênh tiêu thụ

 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các kênh tiêu thụ. Sản phẩm của các kênh tiêu thụ chỉ được người tiêu dùng

trực tiếp sử dụng khi chất lượng của nó được khách hàng tin tưởng. Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ làm tăng giá trị sử dụng, tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp thuận lợi, tăng tốc độ chu chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

 Giá cả

Trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Nhiều kênh tiêu thụ xem giá cả như là một tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường. Khi giá cả biến đổi lập tức khối lượng tiêu thụ cũng biến đổi theo. Khi giá sản phẩm quá cao người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua các sản phẩm cạnh tranh hay sản phẩm hàng hóa thay thế, dẫn đến sự giảm sút về khối lượng tiêu thụ và dẫn đến những thua thiệt về lợi nhuận cho những người làm trong kênh tiêu thụ này.

 Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa. Nó chứa đựng tổng cung và tổng cầu. Vì thế thị trường tiêu thụ của các kênh này có rộng thì khả năng tiêu thụ sản phẩm mới thuận lợi. Thị trường tiêu thụ còn phụ thuộc vào vị trí địa lý của thị trường, chẳng hạn như càng gần các khu trung tâm lớn thì thị trường tiêu thụ càng lớn, hay thị trường sản xuất ra sản phẩm đó ít tiêu thụ thì phải có hệ thống vận chuyển đến các trị trường khác để tiêu thụ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w