b. Văn hóa – xã hộ
4.1.1. Tình hình chung về phát triển chăn nuôi của xã
Chăn nuôi của xã Đông Dương trong những năm qua có tốc độ phát triển khá, tăng trưởng bình quân 3 năm giai đoạn 2019-2021 đạt cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2021 đạt mức cao.
Tổng đàn lợn: 33.378 con (tăng 3690 con so với cùng kỳ năm trước). Trong đó lợn nái là 5228 con và lợn thịt là 28.150 con.
Tổng đàn gia cầm: 345.800 con, giảm 10.200 con so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đàn gà 270.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng 62.800 con, gia cầm khác 13.000 con.
Tổng đàn trâu, bò: 906 con. Trong đó đàn trâu là 235 con, đàn bò là 671 con.
Kết quả tiêm phòng vụ xuân hè 2021: - Tiêm phòng cho lợn:
Dịch tả: 17.301 liều Tụ dấu: 5274 liều
Phó thương hàn: 12.008 liều Lở mồm long móng: 2.135 liều - Tiêm phòng cho đàn trâu, bò: Lở mồm long móng: 534 liều Tụ huyết trùng: 128 liều
- Tiêm phòng cho đàn dê: Lở mồm long móng 51 liều - Tiêm phòng chó mèo: Bệnh dại 823 con
Kết quả tiêm phòng vụ thu đông 2021: Dịch tả lợn: 16.568 liều
Phó thương hàn lợn: 11.235 liều LMLM cho đàn lợn: 2.326 liều LMLM trâu bò: 511 liều
LMLM cho đàn dê: 49 liều
Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được thường xuyên nên đến thời điểm hiện tại chưa có dịch bệnh lớn nào xảy ra trên địa bàn huyện. Từ năm 2016 cho đến năm 2018 vẫn xuất hiện cúm gia cầm, tuy nhiên từ năm 2018 đến nay thì vẫn chưa thấy có dịch bệnh xuất hiện lại, tuy nhiên các cán bộ của huyện và của trạm thú y vẫn thường xuyên kiểm tra tiêm phòng cũng như tuyên truyền cho các hộ và trang trại tích cực dùng các biện pháp đề phòng để bảo vệ cho đàn gia cầm của mình.
Kết quả chăn nuôi năm 2021 trên địa bàn xã vẫn tăng trưởng khá, cả 04 thôn trên địa bàn xã đều có các hộ và trang trại, chăn nuôi gia cầm đang có bước phát triển mạnh, hình thức chăn nuôi quy mô lớn, tập trung; mô hình sản xuất tổng hợp, với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đã và đang phát triển. Các trang trại lớn tập trung nhiều ở Cầu Thượng, Phương Đài, Phương Cúc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã còn bộc lộ những tồn tại: Sản xuất chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, phương thức chủ yếu là gia trại, và chủ yếu là nuôi gà thịt, hoặc nuôi vịt lấy trứng thương phẩm. Tiêu thụ phần lớn vẫn là tự tìm kiếm đầu ra cho mình, bán ở các tỉnh lân cận, chứ chưa có sự kết hợp thống nhất giữa các hộ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đại trà còn chậm. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn để phát triển chăn nuôi tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hoá còn nhiều hạn chế. Đã có xu hướng một số cơ sở ấp nở trứng liên kết với các gia trại trứng để hỗ trợ cho nhau trong khâu đầu ra đầu vào, tuy nhiên việc này chưa được triển khai phổ biến. Xu thế phát triển mới nữa là hình thành các hợp tác xã, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo chuỗi, nhưng vấn đề này cũng đang gặp khó khăn ở khâu đầu ra của sản phẩm, cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Một số địa phương, cấp uỷ chính quyền còn chưa thực sự quan tâm đúng mức nên tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, thời gian tiêm phòng kéo dài, ý thức trách nhiệm của nhiều hộ nông dân trong phòng dịch còn yếu.
Trong công tác xử lý chất thải chăn nuôi đại đa số các hộ đều dùng Bioga, ủ phân bằng men, góp phần bảo vệ được môi trường.
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi tại xã năm 2019 - 2021 Diễn giải Năm 2019 Năm
2020 Năm Năm 2021 20/19 (%) 21/20 (%) BQ (%) Tổng đàn Trâu, bò 1021 932 906 91,28 97,21 94,25 Tổng đàn Lợn 30.125 31.259 33.378 103,76 106,78 105,27 Tổng đàn gia cầm 352.856 356.000 345.800 100,89 97,13 99,01
(Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện,2021)
Thực trạng chăn nuôi trên địa bàn Xã trong những năm gần đây tiếp tục phát triển theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại.
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tổng đàn trâu bò qua 3 năm tuy có biến động giảm. Cụ thể năm 2020 giảm 89 con, tương đương 8,12%. Năm 2021 biến động giảm không nhiều với 26, tương đương 2,79%. Cho nên nhìn chung qua ba năm, tổng đàn trâu bò có xu hướng giảm, 5,75%, tương đối ổn định.
Tổng đàn lợn trong 3 năm 2019 - 2021 có xu hướng tăng. Năm 2020 tăng 3,76% tương đương với 1134 con; sang năm 2021 tăng 6,78% tương đương với 2121 con. Bình quân trong giai đoạn tăng 5,27%. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm 2019 tình hình dich bệnh dịc tả lợn Châu Phi phức tạp gây thiệt hại cho người chăn nuôi nhưng đến 2020 tình hình dịch được kiểm soát trên địa bàn xã nên các hộ dân bắt đầu tái đàn. Và người dân, hộ chăn nuôi bắt đầu chuyển sang mở rộng kinh doanh, chăn nuôi lợn, vì họ nhận thấy được cơ hội mang về lợi nhuận cao của mô hình chăn nuôi này.
Tổng đàn gia cầm trong huyện đang có xu hướng giảm. Mặc dù năm 2021 tăng 3144 con, tương đương 0,89%. Năm 2021 thì lại có xu hướng giảm xuống 10.200 con, tương đương 2,87%. Bình quân qua ba năm giảm 0,99%. Lý do là vì các trang trại trên địa bàn Xã chuyển dần sang mô hình chăn nuôi trang trại tổng
hợp hoặc chăn nuôi lợn, có rủi ro về dịch bệnh thấp hơn và khả năng mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
Theo số liệu tổng hợp của phòng nông nghiệp Uỷ ban nhân dân huyện Đông Hưng tháng cuối năm 2021, trên đại bàn Xã Đông Dương hiện có 11 trang trại lớn bé các loại. Trong đó:
Loại hình chăn nuôi tổng hợp là 3 trang trại, chiếm 27,27%
Loại hình chăn nuôi kết hợp lợn thịt và lợn nái là 4 trang trại, chiếm 36,36%
Loại hình chăn nuôi gia cầm là 4 trang trại , chiếm 36,36%
Dự báo, trong những năm tới, nền kinh tế của tỉnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, trong đó có sựđóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Riêng đối với xã Đông Dương, Phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND xã, và các ban nghành đoàn thể. Cùng với định hướng phát triển nông nghiệp chung của huyện Đông Hưng, xã Đông Dương đang tập trung đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị và ngày càng bền vững.