Tình hình tiêu thụ gia cầm của các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã Đông Dương

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 93 - 97)

b. Văn hóa – xã hộ

4.1.5. Tình hình tiêu thụ gia cầm của các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã Đông Dương

bàn xã Đông Dương

4.1.5.1. Các kênh tiêu thụ chủ yếu của các hộ điều tra

Theo ước lượng của các cán bộ phụ trách chăn nuôi, số lượng gia cầm thụ hàng năm của xã được tiêu thụ chủ yếu trong nội bộ xã, huyện và tỉnh. Do tình hình giao thông mấy năm trước do tình hình dịch bệnh covid đây còn khá khó khăn cho việc đi lại nên việc tiêu thụ gia cầm ra tỉnh còn hạn chế. Qua điều tra, có thể thấy tại xã Đông Dương hiện tồn tại 3 kênh tiêu thụ gia cầm

phổ biến.

Kênh tiêu thụ thứ nhất

Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ gia cầm thứ nhất của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2022)

Kênh tiêu thụ thứ nhất thể hiện dòng luân chuyển sản phẩm dài nhất trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng là kênh tiêu thụ chính trên địa bàn xã. Sản phẩm từ người chăn nuôi rồi chuyển qua người thu gom, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, mối quan hệ giữa người chăn nuôi và người thu gom khá lỏng lẻo, giữa họ không hề có ràng buộc nào. Các hộ chăn nuôi ở các kênh này chủ yếu là các hộ chăn nuôi với quy mô Trang trại vì số lượng gia cầm lớn nên cần nhiều người thu gom để có thể tiêu thụ hết. Tại thời điểm gia cầm có thể xuất chuồng thì chủ hộ sẽ liên lạc với đối tượng thu gom thường là người ở ngoài xã tới. Quá trình này thường diễn ra tại nhà của các hộ chăn nuôi gia cầm. Các đối tượng thu gom phải trả tiền cho các hộ chăn gia cầm trước khi mua gia cầm.

Kênh tiêu thụ thứ hai

Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ gia cầm thứ hai của người chăn nuôi

Người chăn nuôi Người thu gom(Doanh nghiệp) Người bán lẻ Người tiêu dùng ngoài xã, huyện

Người chăn nuôi Người tiêu dùng, trong và ngoài xã

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2022)

Theo kênh thứ hai, sản phẩm được bắt đầu từ người chăn nuôi được bán trực tiếp qua người bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Trong kênh tiêu thụ này thì người chăn nuôi thường tiêu thụ sản phẩm tại các chợ bán hàng. Người tiêu dùng sẽ mua trực tiếp từ người chăn nuôi. Kênh tiêu thụ này chỉ phù hợp với các hộ chăn nuôi kiểu hộ gia đình.

Kênh tiêu thụ thứ ba

Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ gia cầm thứ ba của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2022)

Trong kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi sẽ bán cho các nhà bán lẻ trực tiếp đến mua gia cầm tại các hộ chăn nuôi và thanh toán tiền khi thu mua. Sau đó các nhà bán lẻ sẽ bán gia cầm cho người tiêu dùng trong xã, huyện hoặc ngoài huyện ở các chợ buôn bán. Kênh tiêu thụ này phù hợp với các hộ chăn nuôi theo quy mô Gia trại.

4.1.5.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã

Sản phẩm của hộ gia đình: thường chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà buôn bán, sử dụng gia cầm sống tràn lan.

Sản phẩm của trang trại, gia trại được người tiêu dùng rất ưa chuộng nên thị trường tiêu thụ rộng rãi, các loại gà chủ yếu tiêu thụ ở các chợ, quán ăn địa phương. Thực tế trên 95% sản phẩm gia cầm bán ra thị trường ở dạng tươi sống và nguyên con tại gia trại, trang trại và các chợ đầu mối, sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, nhà hàng quán cơm.. Hoặc thương lái đến tận nơi trang trại, gia trại thu mua gia cầm sau đó phân phối lại

Người chăn

nuôi Người bán lẻ

Người tiêu dùng trong xã, huyện

cho các chợ đầu mối, nhà hàng, quán cơm, các chủ buôn nhỏ lẻ…hiện tại chưa có trang trại, gia trại nào trên địa bàn huyện ký kết hợp đồng với thương lái hay doanh nghiệp trong việc mua bán gia cầm lâu dài.

Như vậy, đứng trước nhu cầu của thị trường cùng với đó là nền kinh tế Nước ta đang hội nhập sâu rộng thì người chăn nuôi gia cầm tại địa phương bắt tay nhau trong vấn đề tạo đầu ra cho sản phẩm gia cầm như: Các hộ gia đình cùng với trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm bắt tay nhau đăng ký thương hiệu sản phẩm gia cầm sạch, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh trại bộ đội để cung cấp lượng thịt, trứng, gia cầm thường xuyên, hay liên kết lại sản xuất theo quy trình VIETGAP của chăn nuôi với những hộ có nhu cầu là đầu tàu cho các hộ khác làm theo.

Bảng 4.18. Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm của xã Đông Dương

ĐVT

Năm

2019 2020 2021 /20192020 /20202021

1.Số lượng trứng Nghìnquả 7742 7810 7587 100.88 97.14

Tiêu thụ trong huyện % 95 91 89 95.79 97.80

Tiêu thụ ngoài N % 5 9 11 180.00 122.22

2.Sản lượng thịt gia

cầm Tấn 1013.45 1022.68 993.26 100.91 97.12

Tiêu thụ trong tỉnh % 70 65 51 92.86 78.46

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w