3. Giá bán trứng
4.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tới tiêu thụ gia cầm trên địa bàn xã
4.3.2.1 Giá bán sản phẩm
Trong chăn nuôi, giá bán sản phẩm là nhân tố quyết định đến thu nhập của ngành chăn nuôi bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Giá sản phẩm thấp, chăn nuôi không có lãi các hộ sẽ giảm quy mô chăn nuôi và ngược lại giá cao, thu nhập cao, lãi cao người chăn nuôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi để tăng thu nhập. Tuy nhiên giá cả sản phẩm biến động không theo quy luật do đó người chăn nuôi rất khó có thể dự đoán chính xác giá sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất phù hợp.
Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động nhiều hay ít phụ thuộc vào thị trường sản phẩm, một phần phụ thuộc vào tình hình sản xuất chăn nuôi nhất là khi có dịch bệnh ở gia cầm hay trên các loại gia súc khác. Sự biến động về giá cả làm chùn bước sự đầu tư của các hộ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.
4.3.2.2 Phương thức tiêu thụ
Khi xuất bán gia cầm người chăn nuôi thường liên hệ với những người thu gom hay người mua buôn gia cầm đến xem gia cầm. Cũng có một số
trường hợp người chăn nuôi phải thông qua người môi giới để bán gia cầm, chưa có hình thức kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nào được thực hiện. Người chăn nuôi thỏa thuận giá bán, cân dê ngay tại chuồng trại. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ gia cầm theo một số cách như sau:
Bán gia cầm cho người thu gom: hầu hết các hộ chăn nuôi dê quy mô trang trại đều tiêu thụ gia cầm theo cách này, khi xuất bán gia cầm chủ hộ chăn nuôi sẽ tự liên hệ với người thu gom, người thu gom sẽ đến tận chuồng để xem gia cầm và mua gia cầm.
Bán cho những người bán lẻ trên địa bàn xã, huyện: Thông thường các gia đình chăn nuôi gia cầm khi có đàn gia cầm xuất chuồng thì liên hệ để họ đến mua gia cầm. Những người bán lẻ thường sẽ đến xem gia cầm tại chuồng để thỏa thuận giá cả.
Tự đem bán: đây là hình thức tiêu thụ mà người chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ số lượng rất ít. Các hộ đem trực tiếp ra chợ bán.
Như vậy mối quan hệ giữa hộ chăn nuôi gia cầm với những người thu gom – giết mổ ở địa phương là mối quan hệ tạm thời, ít bền vững, mang tính thời điểm. Khi gia cầm đến độ xuất chuồng hộ chăn nuôi có thể bán cho bất cứ người thu mua nào, miễn là được giá. Nếu hai bên thỏa thuận được thì bán, hộ chăn nuôi không nhất thiết bán cho người thu gom cố định nào. Các hộ chăn nuôi cho biết ai mua được giá cao thì bán không kể bán cho ai. Trong mối quan hệ này chưa có sự hợp tác giữa hai tác nhân. Người thu gom vẫn tìm mọi cách để ép giá hộ chăn nuôi.
4.3.2.3 Phương thức thanh toán
Hình thức thanh toán hiện nay rất đa dạng, theo điều tra thì hình thức thanh toán phổ biến của các hộ chăn nuôi là thanh toán toàn bộ sau khi cân gia cầm. Hình thức thanh toán này chiếm hầu hết số hộ điều tra, ngoài ra một số ít giao dịch phải thanh toán hình theo kiểu trả một phần ngay sau khi cân
dê và thanh toán nốt trong vòng 3 – 5 ngày hoặc nợ toàn bộ tiền và trả trong vòng 1 tuần. Đối tượng của hai hình thức thanh toán trên là các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Họ bán gia cầm cho những người bán lẻ quen biết trong thôn, hay trong xã nên không sợ tình trạng không trả tiền.
Các hộ chăn nuôi theo QM lớn như Trang trại thường bán gia cầm cho những người thu gom nên hình thức thanh toán ở đây là trả trước một phần và sau khi giao gia cầm xong thì thanh toán toàn bộ tiền cho hộ chăn nuôi. Vì các hộ chăn nuôi thường bán buôn cho những người thu gom không quen biết, nên người mua phải thanh toán tiền trước khi mua gia cầm.
Và các hộ chăn nuôi ở đây không hề có một hình thức hợp đồng nào với các người thu gom. Chỉ khi nào cần bán gia cầm, các hộ chăn nuôi mới liên lạc với nhóm đối tượng này. Như vậy mối quan hệ giữa tác nhân hộ chăn nuôi với các tác nhân người thu gom, bán buôn, bán lẻ là khá lỏng lẻo. Thường thì mối quan hệ theo thời điểm là chủ yếu. Chính vì vậy nên có thời điểm xảy ra tình trạng các hộ chăn nuôi muốn bán gia cầm mà không bán được. Chủ yếu đây là thực trạng diễn ra tại thời điểm có dịch bệnh.
4.3.2.4 Thị trường tiêu thụ
Thị trường là yếu tố quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hóa sản xuất bán ra được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận khi đó nó thúc đẩy sản xuất với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ gia cầm cần phân tích và đánh gia được các nhân tố tác động đến thị trường.
Người chăn nuôi chưa nắm bắt được thông tin về thị trường tiêu thụ gia cầm để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Còn hạn chế nhiều thông tin về thị trường, đó là nguyên nhân khiến cho người chăn nuôi không quyết định được mở rộng quy mô sản xuất hay không.
Vấn đề nắm bắt thông tin cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc sản xuất. Nguồn thông tin tốt nhanh chóng kịp thời sẽ giúp các hộ chăn nuôi đưa ra những biện phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
Bảng 4.19. Nguồn thông tin thị trường mà các hộ tiếp cận
ĐVT: %
Các phương tiện Hộ giađình Gia trại Trangtrại BQ
N= 21 N= 15 N=4
Qua ti vi, báo, đài 76.19 93.33 100.00 89.84
Thương lái thu mua 66.67 80.00 100.00 82.22
Người cùng chăn nuôi 90.48 80.00 75.00 81.83
Qua truyền thanh xã 71.43 86.67 75.00 77.70
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2022)
Nhìn vào bảng số liệu 4.19 ta thấy đa số nguồn thông tin về thị trường mà các nông hộ chăn nuôi được biết lại đa phần dựa vào tivi, báo đào và thương lái mua bình quân 89,84%, 82,22%, trong đó hộ gia đình là 76,19%; 66,67%, Gia trại 93,33% và 80%, còn đối với Trang trại 89,84%, 82,22% trong khi đó nguồn thông tin qua truyền thanh Xã lại thấp nhất chiếm bình quân 77,70%, điều đó cho thấy sự liên kết trong chăn nuôi của các nông hộ với địa phương còn kém, cần đẩy mạnh để phát triển liên kết giúp cho các nông hộ có thông tin liên tục và chính xác nhất tránh bị ép giá.
4.3.2.5 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quá trình khảo sát ở địa phương, khi được hỏi về vấn đề kiểm dịch thì 100% số hộ được điều tra đều trả lời rằng gia cầm của gia đình họ không hề được kiểm dịch trước khi bán cho những người giết mổ, người thu gom. Tại xã cũng không hề có một đơn vị hay tổ chức nào chịu trách nhiệm
về vấn đề này. Các hộ được bán gia cầm của gia đình mình một cách tự do, không hề có sự quản lý.
Khi được phỏng vấn thì các hộ chăn nuôi đều nói rằng họ chưa hiểu rõ về vấn đề kiểm dịch gia cầm, cho rằng họ nuôi gia cầm với số lượng ít, cũng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên không cần phải kiểm dịch. Điều này chứng tỏ rằng người chăn nuôi gia cầm vẫn còn thiếu các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong khi đó người chăn nuôi lại chưa thực sự hiểu biết, nắm chắc thông tin, kiến thức.Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt thì các hộ chăn nuôi cần phải nâng cao hiểu biết và tiếp thu những thông tin về an toàn trong thức ăn chăn nuôi.