Giải pháp tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 106 - 108)

3. Giá bán trứng

4.3.3. Giải pháp tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm

Quy hoạch vùng chăn nuôi:

Công tác quy hoạch định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm là rất cần thiết. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện đất đai, lao động. Từng bước tách hẳn việc chăn nuôi gia cấm ra ngoài khu dân cư khi có đủ điều kiện đất đai, nguồn nước, điện, đường, riêng biệt với khu dân cư.

nông hộ hay gia trại và trang trại, phải có quy hoạch khu chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu, tự nhiên, môi trường ở đó. Không nên để chăn nuôi manh mún cần phải tập trung vùng chăn nuôi theo từng hình thức. Chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa tạo ra chất lượng sản phẩm gia cầm ngon, sạch, chất lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Chuyển dần từ phát triển chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi gia trại, trang trại tạo ra chuỗi giá trị cung ứng thị trường từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Cần có giấy đăng ký đăng kiểm của chính quyền địa phương mới được nuôi. Tuyệt đối không cấp giấy phép tràn lan cho các hộ chăn nuôi gia cầm không đủ điều kiện, quy mô chuồng trại, hệ thống tiêu độc khử trùng, xử lý chất thải cấm làm gây nhiểm môi trường xung quanh khu vực nuôi. Bên cạnh đó người chăn nuôi phải thực hiện giấy cam kết với chính quyền địa phương khi tham gia vào sản xuất chăn nuôi gia cầm thực hiên năm “không”:

Không thả rông gia cầm

Không bán chạy gia cầm bệnh

Không mua thịt và ăn thịt gia cầm bệnh Không dấu dịch bệnh

Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Cần phải đưa ra những biện pháp răn đe khi người chăn nuôi gia cầm vi phạm một trong 5 cam kết trên.

Lựa chọn qui mô chăn nuôi hợp lý, việc tăng, giảm hay giữ nguyên qui mô chăn nuôi phụ thuộc vào mục tiêu của các đối tượng chăn nuôi gia cầm khác nhau song cần xem xét đến các yếu tố về nguồn lực đất đai, vốn, kỹ thuật...

Xây dựng các mô hình gia trại, trang trại, chăn nuôi gia cầm thịt, trứng theo hướng an toàn sinh học tại các địa phương. Những vùng trọng điểm, chăn nuôi gia cầm ở những nơi có điều kiện sinh thái, đất đai, nguồn nước tốt.

Chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp thì nên chú trọng đến khẩu phần thức ăn gia cầm, nhằm tăng chất lượng thịt thương phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trở thành con gia cầm đặc sản của huyện, xã, thôn, thời gian nuôi kéo dài tứ 5-6 tháng, nuôi quanh năm gối vụ, tránh bỏ chuồng trống nhằm đáp ừng được nhu cầu thị trường thường xuyên liên tục, phải được đăng ký tên, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Khuyến kích mô hình chăn nuôi gia cầm chuyên cung ứng gia cầm sạch, chất lượng đảm bảo uy tín trên đên địa bàn huyện, đến các tỉnh và địa phương lân cận.

Đối với chăn nuôi gia cầm hình thức trang trại nên quan tâm đầu tư đến sản xuất con giống, trứng gia cầm tại địa phương, áp dụng những thiết bị hiện đại, những nghiên cứu khoa học vào đời sống thực tế sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng con giống và chất lượng trứng gia cầm, sở dĩ như vậy là do thị trường tại địa phương và các vùng lân cận hiện đan thiếu hụt về nguồn cung con giống và chất lượng trứng gia cầm, nên sớm đưa vào áp dụng và đăng ký nhãn hiệu riêng. Nâng cao trách nhiệm của các chủ trang trại gia cầm với cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ngăn ngừa, tránh gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w