PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 111 - 113)

3. Giá bán trứng

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Cùng với các ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi gia cầm là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa đang chịu sự chi phối lớn của cơ chế thị trường. Chăn nuôi gia cầm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và yếu tố kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng

và đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm là cơ sở cho việc tính toán quy hoạch phát triển chăn nuôi hợp lý. Phát triển chăn nuôi đàn gia cầm cần quan tâm đến việc phát triển về số lượng, chất lượng đàn, đảm bảo tính hiệu quả nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt cho người chăn nuôi cũng như đảm bảo môi trường sinh thái khu vực chăn nuôi.

Tiềm năng chăn nuôi gia cầm ở xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình dồi dào, các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đều rất thuận lợi. Việc phát triển chăn nuôi gia cầm ở xã là một việc làm hợp ý Đảng lòng dân, một việc làm cấp thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, phù hợp với lợi ích của người chăn nuôi và người tiêu dùng góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn xã Đông Dương đang tồn tại 3 quy mô chăn nuôi gia cầm chủ yếu: Quy mô hộ gia đình; Quy mô gia trang; Quy mô trang trại.

Trong những năm gần đây, UBND xã Đông Dương đã có những hướng đi tích cực nhằm phát triển tốt ngành chăn nuôi và đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Hình thức chăn nuôi theo quy mô nhỏ vẫn còn tồn tại. Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm đã có những đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương.

Bên cạnh những khó khăn trong quá trình sản xuất thì các hộ chăn nuôi nhỏ còn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Mối quan hệ giữa người chăn nuôi với tác nhân thu gom là không bền vững, chỉ mang tính thời điểm, nên không có sự chia sẻ rủi ro và tính liên kết trong sản xuất – tiêu thụ. Ngoài ra vấn đề quan trọng nhất là giá cả bấp bênh khiến các hộ chăn nuôi khó chủ động trong sản xuất. Vấn đề VSATTP cũng đáng lo ngại khi mà sự hiểu biết về vấn đề này của các hộ còn hạn chế.

hướng đúng đắn và thực hiện đồng bộ các giải pháp cho từng đối tượng, đặc biệt là các hộ chăn nuôi như: tăng cường công tác quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, ký kết hợp đồng để làm tăng tính liên kết giữa tác nhân người chăn nuôi với người thu gom, thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm mục đích hỗ trợ cho người chăn nuôi hoạt động.

5.2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w