CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.3. Ngơn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ
Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ được nhà văn, nhà thơ tiếp biến từ ngôn ngữ tự nhiên. Nghiên cứu ngơn ngữ văn chương chính là việc “giải mã” tác phẩm văn học, là quá trình ngược so với nhà văn, nhà thơ. Trong Ngơn ngữ văn chương, Hồng Kim Ngọc – Hồng Trọng Phiến chỉ ra rằng: Ngơn
ngữ văn chương là thứ ngôn ngữ đặc thù được xây dựng chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên, cũng tức là trên cơ sở của ngôn ngữ tự nhiên [40, tr 57]. Nghiên cứu tính thẩm mĩ của ngơn ngữ văn chương thực chất là giải mã tác phẩm văn học xuất phát từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tìm hiểu các tầng nghĩa của tác phẩm: nghĩa mĩ học, triết học, đạo lí nhân sinh, văn hóa – xã hội…Tính thẩm mĩ của ngơn ngữ văn chương phải được nghiên cứu theo cách nhìn của tín hiệu thẩm mĩ [40, tr 56]. Giá trị nghệ thuật của THTM trong ngôn ngữ văn chương phải được khảo sát từ các bình diện của ngơn ngữ học, gắn với phân tích thi pháp học [40, tr 63].
23
Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu bậc hai có chức năng biểu trưng. Ngơn ngữ văn chương cũng là ngơn ngữ bậc hai cũng có chức năng biểu trưng. Vì vậy, ngơn ngữ văn chương và tín hiệu thẩm mĩ có mối quan hệ mật thiết.
Từ tình cảm, tư tưởng, tài năng của nhà văn, thà thơ đến tác phẩm của họ là cả một khoảng cách. Tác phẩm văn học có nhiều khoảng nằm ngồi ý thức, tầm kiểm soát của họ. Từ tác phẩm đến độc giả, khoảng cách đó lại càng xa hơn. Một tác phẩm văn chương có giá trị là một tác phẩm có nhiều “khoảng trống”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những phương pháp để tiếp cận, giải mã, lấp đầy những khoảng trống trong tác phẩm văn chương. Tiếp cận ngơn ngữ văn chương dưới góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ là một cách tiếp cận rất khoa học.
1.2. DANH TỪ, NGỮ ĐỊNH DANH, CỤM CHỦ - VỊ, CÂU
Danh từ là một từ loại quan trọng trong bất cứ ngơn ngữ nào. Danh từ là từ loại có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các từ loại khác, là cái trục mà các từ loại khác xoay quanh để cấu tạo nên những đơn vị lớn hơn. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về danh từ. Theo Nguyễn Thiện Giáp: Danh từ là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng và khái niệm [15, tr 165]. Theo Nguyễn Như Ý: Danh từ là một loại thực từ biểu thị sự vật tính (sinh vật) vật thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và tư duy [55, tr 67]. Theo Hoàng Phê: Danh từ là từ chuyên biểu thị ý nghĩa sự vật, đối tượng, từ hoặc tổ hợp từ chuyên dùng để gọi tên sự vật hoặc biểu đạt khái niệm trong các lĩnh vực chuyên môn [38, tr 325]. Theo Lê Biên: Danh từ bao gồm những từ chỉ sự vật và những thực thể có sự vật tính [3, tr 25].
Ngữ định danh là ngữ có danh từ làm thành tố trung tâm đứng ở đầu ngữ, thành phần đứng ở sau danh từ là định ngữ cho danh từ.
Cụm từ chủ - vị là cụm từ có hai thành tố chính là chủ ngữ và vị ngữ. Thông thường, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
24
Câu là đơn vị ngữ pháp dùng từ đặt ra trong q trình suy nghĩ và thơng báo nhằm diễn đạt một ý tương đối trọng vẹn, có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc [10, tr 101].
Xét về phương tiện ngơn ngữ, THTM có thể được xây dựng từ các yếu tố ngữ âm, từ vựng, cú pháp, văn bản. Ở phạm vi đề tài, chúng tôi khảo sát