CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC NHÓM DANH TỪ THTM QUA
NHỮNG HÌNH TƯỢNG, BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Hình tượng nghệ thuật là: Các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật [35, tr 147]. Theo nghĩa rộng: biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật [39, tr 24]. Theo nghĩa hẹp: biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời [39, tr 24]. Các hình thức ngơn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ là kênh quan trọng trong việc nhận diện và giải mã hình tượng và biểu tượng nghệ thuật. Trong các nhóm danh từ, chúng tôi sẽ rút ra những hình tượng, biểu tượng nghệ thuật. Chúng tôi quan niệm một hình ảnh thơ muốn trở thành hình tượng, biểu tượng nghệ thuật thì phải đảm bảo điều kiện sau: hình ảnh đó phải xuất hiện với tần số nhiều; với những dạng biến thể khác nhau (ở đây không đề cập đến một tác phẩm cụ thể). Dựa vào nội bộ bốn nhóm danh từ đã phân chia cộng với các hình thức miêu tả và kết hợp tín hiệu - tín hiệu, chúng tơi rút ra những hình tượng, biểu tượng nghệ thuật sau:
3.2.1. Trăng
Trăng là một tín hiệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống tín
hiệu thẩm mĩ của văn chương Hàn Mặc Tử. Trăng là một tín hiệu thẩm mĩ mang tính đa trị. Trăng là một thực thể vô cơ của thiên nhiên mà chúng ta
92
nhìn thấy vào ban đêm, cho chúng ta ánh sáng vào ban đêm. Trăng được hiểu như trên là một tín hiệu ngơn ngữ. Tín hiệu ngơn ngữ trăng đã được các nhà nghệ sĩ thổi hồn trở thành tín hiệu thẩm mĩ. Trăng là hình ảnh soi sáng trong suốt chiều dài của lịch sử văn học Việt Nam, từ văn học dân gian sang văn học viết. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau một điểm là chưa có ai viết về trăng nhiều, hay và độc đáo như Hàn Mặc Tử. Qua việc khảo sát ở chương 2, chúng tơi thấy trăng là một hình tượng, biểu tượng nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong văn nghiệp của Hàn Mặc Tử. Với Hàn Mặc Tử thơ với trăng mang tính chất kép, là một hóa hai, là hai trong một, không chỉ trăng tác động đến thơ ông, mà dường như chính thơ ơng cũng tác động rất nhiều đến trăng khiến trăng đột nhiên lạ đi, kì ảo hơn, ma quái hơn nhưng cũng gần với con người hơn, biết chia sẻ, biết đồng cảm [52, tr 156]. Quả thật trong thơ Hàn Mặc Tử, vai trò của trăng đặc biệt quan trọng. Trong thơ anh, chúng ta luôn gặp trăng, càng về sau nỗi thất vọng càng xuất hiện, càng như hiện diện thường trực trong thơ. Trăng trở nên một vật có linh hồn, có cuộc sống đối với nhà thơ [52, tr 158]. Theo khảo sát của chúng tơi, tín hiệu trăng trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện 228 lần và dưới dạng biến thể nguyệt xuất hiện 14 lần. Trăng xuất hiện nhiều lần nhất - 14 % trong hệ thống danh từ. Trong đó, nằm trong kết cấu danh ngữ với vai trò là trung tâm và đứng đầu kết cấu danh ngữ, trăng xuất hiện 19 lần, trong cụm chủ - vị và câu với vai trò là chủ ngữ xuất hiện 45 lần. Trong thơ Hàn Mặc Tử, tín hiệu trăng xuất hiện ở nhiều nhan đề các bài thơ: Uống trăng, Đà Lạt trăng mờ, Sáng trăng, Ngủ với trăng, Một miệng trăng, Say trăng, Rượt trăng, Trăng tự tử, Chơi trên trăng, Trăng vàng trăng ngọc, Vầng trăng, Một nửa trăng, Ưng trăng và tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng. Mặt trăng là một thực thể vô
cơ của thiên nhiên, tỏa sáng vào ban đêm (tín hiệu ngơn ngữ). Trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng khơng dừng lại ở trong vai trị là tín hiệu ngơn ngữ. Trăng tỏa
93
sáng với vai trị là tín hiệu thẩm mĩ. Với vai trị là tín hiệu ngơn ngữ, trăng trở thành cái biểu hiện cho hàng loạt cái được biểu hiện mới. Chính q trình đó, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã trở thành hình tượng, biểu tượng nghệ thuật độc đáo, cụ thể:
Trăng là một nhân vật trữ tình
Tín hiệu thẩm mĩ trăng được Hàn Mặc Tử cấp cho cái được biểu đạt
mang những đặc tính của con người. Từ đó, thi nhân đã nhân hóa trăng, nâng trăng thành bạn tâm giao, thành nhân tình của mình: Buồn buồn ta về trăng hỏi: - Thu đến lịng em có lạnh khơng (Tình thu), Núp chờ trăng xuống để chồng nhau - Giả đị ân ái như năm ngoái (Mơ). Trong kết cấu danh ngữ và
cụm chủ vị, Hàn Mặc Tử đã chuyển những yếu tố ngôn ngữ miêu tả dùng cho con người sang dành cho trăng, khiến trăng có được những hành động, trạng thái, tâm tư, tình cảm như con người: trăng ân tình, trăng nằm sõng soải trên
cành liễu, đợi gió đơng về để lả lơi, trăng hỏi: thu đến lịng em có lạnh khơng?, trăng đang nằm trên sóng cỏ, trăng đúng tuổi, trăng lại đẫm mình xuống nước, trăng ngã ngửa, trăng ghen, trăng ngã, trăng tự tử, trăng mới lớn lên đã thẹn thị, trăng thốt nạn, trăng choáng váng với hoa tàn cùng ngã.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng là nhân vật đảm nhiệm nhiều tính cách khác nhau: như cô gái đầy duyên dáng, e lệ, gợi cảm, lả lơi, tình nghĩa, đa cảm, u sầu khi q lứa lỡ thì, ghen tng trong tình u, nơng nổi nên vấp ngã trên đường đời, đau khổ, tuyệt vọng… Phải chăng, đó là nỗi lịng của nhà thơ gửi gắm vào trăng. Phải chăng, trăng chính là nhà thơ. Trăng ở đây đã có sự chuyển nghĩa, là tín hiệu bậc hai.
Trăng biểu đạt vẻ đẹp, tình yêu và khát khao
Trăng ở đây khơng cịn là trăng theo nghĩa hiểu thông thường nữa. Nghĩa là trăng đã có sự chuyển hóa thành tín hiệu thẩm mĩ. Trăng là một tín
94
và khát khao. Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho những vẻ đẹp dịu dàng,
thanh sạch và thơ mộng nhất: Trăng ngà giãi bóng mặt hồ êm (Âm thầm), cho những vẻ đẹp mơ hồ, mông lung, huyền ảo: Trăng sao đắm đuối trong sương
nhạt – Như đón từ xa một ý thơ…- Cả trời say nhuộm một màu trăng (Đà Lạt
trăng mờ), Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ (Ngủ với trăng), cho cái đẹp
tràn đầy, dư thừa: Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai (Cơ liêu). Nhưng đó là cái đẹp mong manh, mỏng giòn: Bởi ánh trăng ngà đã yếu đuối (Nói chuyện
với gái quê), Trăng tan ra nước lấy gì tơi thương (Say trăng). Chơi giữa mùa
trăng là một kiệt tác thơ văn xuôi của Hàn Mặc Tử. Trăng tràn ngập trong áng
thơ văn xi này. Trăng là tín hiệu thẩm mĩ tượng trưng cho vẻ đẹp huyền ảo:
trăng giữa mùa thu, ánh sáng thêm kỳ ảo, thơm thơm, ngập tràn vũ trụ: Ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như cả bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trơi nổi bình bồng đến một địa cầu nào khác. Nhưng, trăng cũng thật mong manh dễ vỡ như tình yêu
thanh khiết dễ bay khỏi tay ngọc: Em la to quá, chị sợ âm thanh rung động đến khí trời, rồi những ánh trăng sẽ tan ra bọt mất…(Chơi giữa mùa trăng).
Trong kết cấu danh ngữ, tín hiệu thẩm mĩ trăng là thành tố phụ có đặc tính hạn định biểu đạt những ý nghĩa tốt, đẹp, lãng mạn, thơ mộng: hoa trăng, người trăng, nàng trăng, rượu trăng, vải trăng, sông trăng, hương trăng…Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho những gì thanh tao, huyền bí: Sáng trăng sáng cả vùng tiên động - Ta ngắm hồn ta sáng trẻ măng (Chơi
trên trăng)…Tín hiệu thẩm mĩ trăng trở thành nhịp điệu trong thơ Hàn Mặc Tử: Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! Ai mua trăng tôi bán trăng cho (Trăng vàng trăng ngọc). Hàn Mặc Tử nói về vầng trăng mùa xuân.
Trăng xuân tượng trưng cho sức sống, tình yêu tràn ngập: Anh ngâm nga để mở rộng của lòng - Cho trăng xuân tràn trề say chới với (Trường tương tư). Tín hiệu thẩm mĩ trăng là biểu tượng của việc sở hữu những điều tốt đẹp: Ai
95
mua trăng tôi bán trăng cho…Không, không, khơng! Tơi chẳng bán hịn Trăng…Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang (Trăng vàng trăng ngọc).
Những điều tốt đẹp đó cần phải được bồi đắp thêm nữa: Lạy Chúa tôi! Vầng
trăng cao giá lắm - Xin ban ơn bằng cách sáng thêm lên (Vầng trăng). Tín
hiệu thẩm mĩ trăng đã tiến tới tượng trưng cho sự bất tử: Chỉ có trăng sao là
bất diệt - Cái gì khác nữa thảy đi qua (Thời gian). Nhưng cái đẹp và sự bất tử
ấy ở ngoài tầm tay: Tôi ưng quá! Tôi ưng nàng - Nàng xa lắm, ơi nàng trăng
ơi! (Ưng trăng). Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho tài năng, thoát tục
của nhà thơ: Cả miệng ta trăng là trăng. Đồng thời, tín hiệu thẩm mĩ trăng
cũng tượng trưng cho vẻ đẹp trần tục mang tính phồn thực: Ơ kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm - Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe (Bẽn lẽn). Trăng làm điểm so sánh để nhấn mạnh về vẻ đẹp của con người: Trăng dầu sáng cịn thua đơi mắt ngọc (Dấu tích), tình người: Và tình ta sáng láng như trăng thanh (Sáng láng). Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho khát khao vĩnh
cửu với thời gian: Chỉ có trăng sao là bất diệt - Cái gì khác nữa thảy đi qua. Tín hiệu thẩm mĩ trăng là tượng trưng của niềm vui: Đêm ấy trăng thu vui vẻ
lạ (Tình thu). Trăng tượng trưng cho những ước mơ của nhà thơ: Trăng là
một mơ típ chủ đạo thể hiện thế giới ước mơ, thế giới lý tưởng trong thơ Hàn Mặc Tử. “Có lẽ trăng đóng vai trị chủ thể trong hơi thơ và tứ thơ Hàn Mặc Tử” (Yến Lan). Hàn Mặc Tử tắm trong trăng, tâm hồn như bay lên, như trẻ lại: Ta bay lên! Ta bay lên! - Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm - Ta ở trên cao
nhìn trở xuống - Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm…- Ta gặp nàng Trăng ở suối Trăng - Nỗi lòng ta mở lẹ như phăng - Sáng trưng sáng cả vùng tiên động - Ta ngắm hồn ta sáng trẻ măng (Chơi trên trăng). Tín hiệu thẩm mĩ
trăng tượng trưng cho khát khao muốn giải thoát khỏi cuộc sống bế tắc để đến với một cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy tình yêu, niềm vui, sức sống, hạnh phúc:
96
tiếng nhạc Nghê Thường trổi - Và để hớp tinh anh của Nguyệt Cầu - Và để thốt ly ngồi thế giới - Để cười, để trửng, để yêu nhau - Lên chơi cung Quế lần đầu - Ơi phép lạ, ơi nhiệm mầu - Vườn tiên sáng láng như lòng người thương (Chơi trên trăng). Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho việc theo
đuổi những điều cao đẹp nhưng vô vọng trong cuộc đời - những điều ta chỉ có thể chiêm ngắm chứ khơng thể chạm tới: Ha ha! Ta đuổi theo trăng - Ta đuổi
theo trăng (Rượt trăng). Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho sức mạnh
của tình u đơi lứa có thể làm mọi sự trong thiên nhiên phải ghen vì tình yêu của con người vượt lên mọi sự: Chúng tôi là người của ước mơ - Không xác thịt chỉ có linh hồn đang mộng - Chao ơi! Chúng tơi rú lên vì kinh động - Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tơi (Rượt trăng)
Trăng biểu đạt những điều tan nát, đau khổ, ghê rợn và ma quái
Ở đây, cái được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ trăng là những điều tan
nát, đau khổ, ghê rợn và ma quái. Ngay trong Lệ Thanh thi tập và Gái quê,
tín hiệu thẩm mĩ trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã mang hơi hướm của ma quái:
Bóng nguyệt leo song sờ sấm gối (Thức khuya), Trên đọt tre già trăng lưỡi liềm - Hỡi trăng hãy chặt khóm thùy dương - Nghiêng mình trước gió chiều lơi lả – Và chặt luôn ta đứt nỗi niềm (Tiếng vang). Máu cuồng và hồn điên -
đến đây ta đã hoàn toàn rời khỏi cái thế giới thực và cả thế giới mộng của ta. Xa lắm rồi. Ta nhìn thấy những gì xung quanh ta? Trăng, tồn là trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm linh động như một người hay đúng hơn như một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng nao nức dục tình. Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người…[7, tr 201]. Trăng trở thành một ám ảnh từ trạng thái bình thường đến những biểu hiện ma quái [52, tr 148]. Trăng như là một phần thân thể của nhà thơ, nằm trong nhà thơ: ọc ra trăng, ợ ra trăng, một miệng trăng, cười no nê sặc sụa cả mùi
97
trăng…Những hình ảnh đó thật ma qi. Tín hiệu thẩm mĩ trăng cũng hiện ra
như một sinh thể độc lập với đau khổ, ăn năn: Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng q - Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu (Hãy nhập hồn em). Tín
hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho sự hữu hình hóa những cái vơ hình. Trăng là ánh sáng, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy, khơng thể cầm nắm được. Nhưng Hàn Mặc Tử lại Uống trăng. Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho sự biến động mang tính ma qi: Tơi thấy trăng mờ biến hóa như - Hương khói ở đâu
ngồi xứ mộng - Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ (Huyền ảo). Tín hiệu thẩm mĩ
trăng tượng trưng cho nhân tố cám dỗ, gây tội lỗi cho con người: Tôi van lơn,
thầm nguyện Chúa Giêsu - Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối - Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi - Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng - Trong bao đêm sao xuyến vũng sông Hằng (Đêm xuân cầu nguyện). Nói đến thơ văn Hàn
Mặc Tử, ai cũng nhắc đến kiệt tác Đây thôn Vỹ Dạ - một trong hai bài thơ
được coi là trong sáng nhất của Hàn Mặc Tử. Trong Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn
Mặc Tử đã tạo nên hình ảnh trăng độc nhất vơ nhị trong nền văn học Việt Nam: Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay? Hai câu thơ ngập tràn ánh trăng: thuyền chở trăng đậu ở bến sơng trăng. Tín hiệu thẩm mĩ trăng tượng trưng cho tình yêu, cho hạnh phúc. Liệu con thuyền chở tình u (trăng) có kịp cập bến bờ của hạnh phúc hay khơng?! Đó là nỗi ám ảnh trong lo sợ. Tín hiệu trăng tượng trưng cho tình yêu cao đẹp của nhà thơ. Nhưng tình u đó gặp phải bất hạnh, đớn đau: Ôi trời ơi! Là Phan Thiết! Phan Thiết! - Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi - Ta đến nơi nường ấy vắng lâu rồi - Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ - Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ! - Ta nhìn trăng khơn xiết ngậm ngùi trăng. Tín hiệu trăng đã có
sự chuyển hóa về nghĩa qua phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Mảnh trăng rơi là mảnh ân tình, mảnh kỉ niệm. Trăng thế kỉ là hoán dụ chỉ thời gian tâm lí. Trăng vàng ngọc, trăng âm tình là một tình yêu đẹp. Nhìn trăng khơn xiết
98
ngậm ngùi trăng là nhìn về thực tại, ngậm ngùi đớn đau cho thực tại khi một
tình yêu đẹp vụt khỏi tầm tay. Tín hiệu thẩm mĩ trăng cịn tượng trưng cho kỉ niệm của tình u đơi lứa. Nhưng đó là kỉ niệm buồn: Ta lang thang tìm đến
chốn Lầu Trăng - Lầu ơng hồng người thiên hạ đồn vang - Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết (Phan Thiết! Phan Thiết). Tín hiệu thẩm mĩ trăng là tượng
trưng của những tan nát, đau đớn, bất hạnh của con người khi mộng đẹp khơng cịn: Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa - Vỡ tan thành vũng đọng tàn khô