6. Bố cục của luận văn
1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử
Thơ mới là một dấu son chói lọi trong lịch sử văn học nước nhà, góp một phần rất lớn trong việc đưa nền văn học Việt Nam hội nhập với nền văn học thế giới. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã suy tôn Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của Thơ mới. Chu Văn Sơn viết: Trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất”, còn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất” [43, tr 3]…Nếu vắng họ thì Thơ mới sẽ ra sao nhỉ? Thật không thể hình dung điều đó. Có thể coi đó là ba cái chân kiềng của Thơ mới, nhưng tôi thích hình dung họ là đỉnh “Tam Đảo”, “Ba Vì” của Thơ mới hơn [43, tr .4]…Nhận xét về thơ Hàn Mặc Tử, Trọng Miên viết: Hàn Mặc Tử! Một nguồn thơ tân kỳ [12, tr 357].
Với Lệ Thanh thi tập, Gái Quê, Đau thương – Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng, Hàn Mặc Tử thật là một trong ba đỉnh cao của Thơ mới. Từ địa hạt thơ Đường bước sang lãnh địa thơ lãng mạn rồi thơ tượng trưng, Hàn Mặc
27
Tử đã có đóng góp không nhỏ cho công cuộc cách tân thi ca Việt Nam. Thơ Hàn Mặc Tử không chỉ mới ở thi tứ và ngôn từ, mà còn mới trong cách giải phóng yếu tố cá nhân trong những giấc mơ vô thức, ở sự thể hiện “vũ trụ tinh thần” bí ẩn hoàn toàn siêu nghiệm, siêu linh [45, tr 151]. Có người nói rằng Hàn Mặc Tử là một “thi sĩ không có đến hai lần trong rừng thơ Việt Nam, trong rừng thơ quốc tế” [12, tr 69].