CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CHUNG CỦA CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ
3.1.1. Các hình thức ngôn ngữ THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt
đạt một cái tôi trữ tình đa diện
Cái tôi trữ tình là yếu tố trung tâm trong thế giới hình ảnh của thơ trữ tình và luôn luôn được hình tượng hóa ở các mức độ khác nhau. Hình tượng cái tôi trữ tình hiện lên như một kiểu nhân vật đặc biệt. Nó là kết quả của sự khái quát hóa hiện thực, nhưng trước hết là hiện thực chủ thể [47, tr 238].
Từ những đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi nhận thấy các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt một cái tôi trữ tình đa diện. Hàn Mặc Tử đã sử dụng 319 danh từ (với 1638 lần xuất hiện) thuộc các nhóm: danh từ về thiên nhiên, con người, trong biệt ngữ Thiên Chúa giáo, địa danh và tên riêng. Qua những nhóm danh từ này và qua các hình thức miêu tả, kết hợp tín hiệu - tín hiệu, chúng ta thấy được một cái tôi trữ tình đa diện: hòa hợp với thiên nhiên, chìm đắm trong ái tình, cảm xúc, thở trong bầu không khí của tâm linh Thiên Chúa giáo.
Các hình thức ngôn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt một cái tôi trữ tình bẽn lẽn, âm thầm, nhạy cảm
Hoàng Cúc từng nói Hàn Mặc Tử bẽn lẽn như con gái. Trong thi phẩm của Hàn Mặc Tử chúng ta cũng gặp một cái tôi trữ tình kín đáo, tế nhị, mạnh dạn trong bẽn lẽn: Bấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tường - Không dám sờ tay sợ lấm hương - Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá - Dám ôm hồn cúc ở trong sương
54
trong thi phẩm của mình. Hàn Mặc Tử mượn hình ảnh của cúc (tín hiệu ngôn ngữ) để nói về Hoàng Cúc (ý nghĩa thẩm mĩ) - mối tình đầu thầm thương, trộm nhớ của chàng. Nàng gần chàng quá, chẳng có gì ngăn cách. Nhưng chàng chỉ dám yêu nàng trong mộng tưởng mà thôi. Trong Trồng hoa cúc, Hàn Mặc Tử cũng sử dụng tín hiệu thẩm mĩ cúc để nói về vẻ đẹp của người con gái mà mình yêu thương: Cúc ngó đơn sơ, lắm mặn mòi. Nguyễn Bá Tín hồi tưởng: “Chị Cúc kể lại và ân hận về thái độ rụt rè đó. Càng tội nghiệp hơn là hôm sau anh xuống Vĩ Dạ đứng trước cổng hồi lâu rồi lẳng lặng bỏ đi…”. Vì thế ánh mắt ấy còn lấp lánh mãi trong cái nắng mới ở Vĩ Dạ thôn. Cái nhìn ấy còn đọng lại giữa xa cách, ngại ngần bởi: Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
[47, 259]. Với người Việt, lòng là một tín hiệu thẩm mĩ biểu trưng cho tình cảm (vừa lòng), tính cách (vững lòng), tư duy (sáng lòng sáng dạ) của con người. Hàn Mặc Tử đã thể hiện tính truyền thống và cách tân trong tín hiệu thẩm mĩ lòng bằng việc sử dụng tín hiệu lòng biểu đạt một cái tôi trữ tình bẽn lẽn trằn trọc trong thương nhớ: Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi - Chỉ một lòng son muốn giãi bày (Vội vàng chi lắm). Vui mừng, ngại ngùng, hạnh phúc, yêu thích, ghét,…là chuyện của trái tim. Hàn Mặc Tử không dùng tín hiệu thẩm mĩ trái tim như thông thường mà sử dụng tín hiệu thẩm mĩ hồn để biểu đạt một cái tôi trữ tình mắc cỡ, không ưa những cảm giác mạnh: Hồn tôi mắc cỡ là vì - Không quen thưởng thức những gì ngất ngây (Say nắng). Cái tôi trữ tình ấy cũng si mê nhưng là si mê trong âm thầm: Em có ngờ đâu trong những đêm - Trăng ngà giãi bóng mặt hồ êm – Anh đi thơ thẩn như ngây dại - Hứng lấy hương nồng trong áo em…(Âm thầm). Đó là một tình yêu thuần lí tưởng, thanh cao, lãng mạn. Đối với cả vạn vật, cái tôi trữ tình ấy cũng âm thầm, kín đáo, tinh tế: Ta thích đứng lặng trên bờ ao - Lắng nghe trong bụi tiếng thì thào - Của hai luồng gió đang vương vấn - Mà tiếng lòng ta cũng dạt dào (Mơ). Hai tín hiệu gió - lòng có mối quan hệ đặc biệt. Tín hiệu gió không
55
còn dừng lại ở việc biểu thị một thực thể vô cơ của thiên nhiên nữa mà tiến tới biểu thị cho sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên (ý nghĩa thẩm mĩ). Trong Tôi không muốn gặp, chúng ta bắt gặp một cái tôi trữ tình kín đáo, rụt rè mắc cỡ trong tình yêu: Đôi má đỏ bừng tôi chạy theo. Tín hiệu má với hạn định đỏ bừng thường biểu đạt cho trạng thái tình cảm thẹn thùng, e lệ của con gái. Cái tôi trữ tình ấy cũng như vậy. Với người Việt, hoa là một tín hiệu thẩm mĩ biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, mong manh. Hàn Mặc Tử cũng tiếp biến điều đó. Hàn Mặc Tử đã đưa tín hiệu thẩm mĩ hoa tiến xa hơn một bước so với truyền thống. Trước hoa mỏng manh rơi, nhà thơ đã cảm thông, đã “chôn hoa”. Đó là sự nhạy cảm, cảm thông trước kiếp phù sinh mỏng manh trong dòng xoáy của cuộc đời (ý nghĩa thẩm mĩ): Mỗi khi mưa ngớt cơn giông qua - Xắn áo ra vườn ta lượm hoa – Những cánh vô duyên theo gió rã - Vừa cười, vừa khóc ta chôn hoa (Nói chuyện với gái quê), Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng - Đếm từng cánh mỏng mấy lần thương (Mơ hoa). Cái tôi trữ tình đó có thể tương giao với vạn vật (ý nghĩa thẩm mĩ): Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh - Ngấm ngầm trao đổi những ân tình (Huyền ảo). Cái tôi trữ tình tinh tế nhạy cảm đó có thể cảm nhận được sự vận động của sự vật như con người:
Gió thở hay là hoa thở nhỉ? (Mơ hoa). Ái tình là tín hiệu biểu đạt những trạng thái của con người. Cái tôi trữ tình cảm nhận ái tình như là hương. Mà hương thì bao giờ cũng mong manh vô thường: Còn đâu tráng lệ những thời xanh - Mùi vị thơm tho một ái tình (Thời gian). Đó là cái tôi trữ tình đa cảm sống trong hoài niệm (ý nghĩa thẩm mĩ). Tây Thi là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Tây Thi là một tín hiệu thẩm mĩ thường biểu đạt cho nhan sắc tột đỉnh của nữ giới. Qua tín hiệu Tây Thi, cái tôi trữ tình đó thể hiện sự ám ảnh trước sự thay đổi từ tốt đẹp đến hoang tàn, trước sự tàn phá của thời gian (ý nghĩa thẩm mĩ): Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi - Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà?
56
chết, không còn sự sống, không còn cảm giác. Hàn Mặc Tử đã thổi sinh khí vào xác, biến xác thành tín hiệu thẩm mĩ mang giá trị biểu đạt cho sự tinh tế. Cái tôi trữ tình ấy có thể cảm nhận được tình cảm của cả một cái xác: Có tôi đây, hồn phách tôi đây - Tôi nhập vào trong xác thịt này…Té ra nàng sắp yêu ta (Cô gái đồng trinh).
Các hình thức ngôn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt một cái tôi trữ tình khát khao, rạo rực, mãnh liệt, vui tươi
Con tim (trái tim) là một bộ phận của cơ thể con người (tín hiệu ngôn ngữ) được dùng biểu đạt cho tình cảm con người (tín hiệu thẩm mĩ). Mới 15 tuổi, Hàn thi sĩ đã rạo rực một nỗi yêu đương với mong muốn dâng tặng cái quý báu duy nhất mà mình có cho người mình yêu: Này nhạn! Ta còn quên chút nữa - Con tim non nớt tặng nàng đây (Vội vàng chi lắm). Tín hiệu xuân
xuất hiện trong hình thức miêu tả: : Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự - Tôi đều nhận thấy trên môi em -Làn môi mong mỏng tươi như máu - Đã khiến môi tôi mấp máy thèm (Gái quê) đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ biểu đạt cho những gì là đẹp nhất. Nhà thơ đã cấp cho xuân những đặc tính của người (trẻ, lịch sự) và vật (non). Nhưng xuân chỉ là tín hiệu “biên”. Môi mới là tín hiệu thẩm mĩ “tâm” trong đoạn thơ trên. Môi là một bộ phận của cơ thể của con người (tín hiệu ngôn ngữ). Trong đoạn thơ trên, môi biểu đạt cho vẻ đẹp xuân tình của thiếu nữ và một cái tôi trữ tình rạo rực yêu đương mang tính xác thịt. Trong thơ Hàn Mặc Tử, môi là tín hiệu thường xuyên xuất hiện (18 lần) với vai trò là tín hiệu thẩm mĩ độc đáo: Môi tươi thiếu nữ vừa trang điểm - Nắng mới âm thầm ước kết hôn - Đưa má hồng đào cho nắng nhuộm - Tình thay một vẻ ngọt và ngon (Nắng tươi). Trong Tôi không muốn gặp, cái tôi trữ tình ấy rạo rực xác thịt còn mãnh liệt hơn rất nhiều: Tôi cũng trông thấy người tôi yêu - Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào - Lén lén đưa tay vốc nước rửa - Trong khi cành trúc động và xao. Cái tôi trữ tình ấy dám thổ lộ trực tiếp những cảm xúc
57
của mình - những cảm xúc mang tính xác thịt: Áo xiêm em phập phồng - Sao đôi môi ngon ngọt quá yêu vì (Duyên kỳ ngộ). Nguyễn Toàn Thắng nhận xét: Ngay từ Lệ Thanh thi tập và thơ in rải rác trên báo chí trước năm 1936, cái tôi ấy đã xuất hiện như một chàng trai mới lớn tràn đầy sức sống, sung mãn khí huyết, rạo rực ước mơ tình tự ái ân, nhưng lại luôn tự đắp một con đập ngăn giữ những cơn thủy triều khát vọng của lòng mình [47, tr 252]. Trong thơ Hàn Mặc Tử, lòng cũng là một tín hiệu thẩm mĩ có vai trò lớn trong việc thể hiện một cái tôi trữ tình khát khao tình yêu: Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
(Uống trăng). Ngay cả khi bị phụ tình, cái tôi trữ tình ấy vẫn mãnh liệt yêu thương. Hàn Mặc Tử có xu hướng hay sử dụng các tín hiệu thẩm mĩ là các danh từ về bộ phận của con người biểu đạt cho tình cảm của cái tôi trữ tình:
Nhớ lắm lúc như si, như dại - Nhớ làm sao bải hoải tay chân! - Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng - Ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều - Dẫu đau đớn vì lời phụ rẫy (Muôn năm sầu thảm). Trước thiên nhiên, con người thật nhỏ bé. Nhưng trước cái tôi trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử thì thiên nhiên lại là nhỏ bé: Lòng ta dào dạt như làn sóng - Tay ngoắt đám mây dừng lại ngay - Mây vốn hơi sương mà đọng lại - Mau, bay vào cuống họng ta đây (Tiếng vang).
Mây là một thực thể hữu cơ của thiên nhiên thuộc bầu trời, xa cách với con người, không chịu sự chi phối của con người (tín hiệu ngôn ngữ). Hàn Mặc Tử đã chế ngự mây, có thể sai khiến được mây. Trong thơ Hàn Mặc Tử, một bộ phận danh từ thuộc nhóm danh từ về thiên nhiên (mây, nắng, trăng, sao, xuân, gió,…) trở thành tín hiệu thẩm mĩ, được dùng để biểu đạt cho một cái tôi trữ tình mãnh liệt, đầy mãnh lực: Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy (Ngủ với trăng). Thiên nhiên thật nhỏ bé trước cái tôi trữ tình: Ta lôi đình thấy trăng sao liền mổ - Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao - Trăng tan tành rơi xuống một cù lao (Phan Thiết! Phan Thiết!). Cái tôi ấy tự khẳng định sự bất tử của mình: Ta sống mãi với muôn xuân đầm ấm - Trong mây
58
kinh và trong gió nguyện cầu (Trường thọ). Sức sống trong cái tôi trữ tình không ngừng được tăng lên: Nắng càng cao lòng ta càng hừng hực (Duyên kỳ ngộ), tràn ngập trong hạnh phúc tê mê: Ôi chao! Mê toàn thân như khoái cảm
(Duyên kỳ ngộ). Sự mạnh mẽ của cái tôi trữ tình đó còn thể hiện ở chỗ cái tôi trữ tình ấy đã tự ý thức và khẳng định về tài năng, tâm hồn của mình: Em yêu quá thi nhân Hàn Mặc Tử - Người trai tơ thùy mị như tình duyên - Cho em nghe bao lời hương nó ứ - Trong mai ni dày đặc vết hương nguyền…- Phải chăng anh tài hoa cao trọng lắm - Đã bao lần khét tiếng ở đền vua - Bao lời ngọc đắm say, lời ngọc thắm - Bao giai nhân hâm mộ tấm tình thơ (Duyên kỳ ngộ). Hàn Mặc Tử đã trở thành một tín hiệu thẩm mĩ độc nhất vô nhị. Tín hiệu thẩm mĩ Hàn Mặc Tử biểu đạt sự thanh tiết, tài năng, bất hạnh, lạ kì,…bẽn lẽn nhưng mãnh liệt trong tình yêu. Dù chỉ nhận được những bức thư của nàng Thương Thương (do bạn nhà thơ giả danh), Hàn Mặc Tử đã yêu rất mãnh liệt, cho ra đời hai tập thơ thật trong sáng: Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội (đang viết dở): Chỉ có em, lòng anh yêu tha thiết - Yêu điên cuồng không một chút nào hơn (Duyên kỳ ngộ). Đó là tình yêu trong tâm tưởng. Nói đến thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta thường hay nghĩ ngay đến những tín hiệu biểu đạt một cuộc đời sầu đau. Nhưng bên cạnh đó, thơ Hàn Mặc Tử cũng không thiếu những tín hiệu thẩm mĩ biểu đạt một cái tôi trữ tình vui tươi. Xuân là một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử, thường biểu đạt một cái tôi trữ tình vui tươi, hạnh phúc. Chúng ta bắt gặp trong Mùa xuân chín một mùa xuân tưng bừng các lễ hội dân gian Việt Nam. Mùa xuân đến trong cảnh bình minh sương mờ đang tan dần, ánh nắng ban mai phủ một màu vàng dịu lên những mái nhà tranh, một màu vàng sáng lên những giàn thiên lý, những sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Và vang lên những tiếng hát vui tươi của các cô thôn nữ khi làng quê trẩy hội vào xuân: Trong làn nắng ửng khói mơ tan - Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng - Sột soạt gió trêu tà áo biếc - Trên giàn thiên lý
59
bóng xuân sang…- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời - Bao cô thôn nữ hát trên đồi…Mùa xuân cũng là mùa hạnh phúc, mùa cưới, tiếng pháo tưng bừng rộn rã: Pháo nhân duyên nổ đã hơi nhiều - Trầu lịch sự têm mời hai họ - Đường trai thẹn nên không dám ngỏ - Nói chi nường là gái đông lân - Buồng không ra xiêm áo sượng sần - Ông mai mối cười như ngô nở - Người ta cưới xuân cưới cả vợ - Nên ân tình nổi máu trên môi (Cưới xuân, cưới vợ) [12, tr 47]. Mùa xuân ấy được tái hiện qua cái tôi trữ tình rạo rực, vui tươi.
Các hình thức ngôn ngữ - THTM trong thơ Hàn Mặc Tử biểu đạt một cái tôi trữ tình đau thương, u sầu, ám ảnh
Hệ thống danh từ trong thơ Hàn Mặc Tử đa dạng và phong phú. Trong đó, nhiều danh từ xuất hiện đậm đặc với vai trò là tín hiệu thẩm mĩ biểu đạt cho một cái tôi trữ tình ám ảnh, u sầu, đau thương. Hồn và xác là những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Phân thân giữa Xác và Hồn là một nỗ lực vượt thoát khỏi tình trạng bệnh tật dày vò thân thể trong những huyễn tưởng sáng tạo. Và như thế, Hàn Mặc Tử viết khá nhiều về cuộc giao tiếp huyền ảo, kinh hãi giữa Xác và Hồn (vốn cùng trong một cá thể). Đó là diện mạo lạ lùng nhất của cái tôi trữ tình Hàn Mặc Tử trong các bài thơ: Hồn là ai?, Hồn lìa khỏi xác, Trút linh hồn, Biển hồn ta, Hãy nhập hồn em, Hồn qua đêm…Hồn là mảnh vỡ của Cái Nguyên Tôi biến hóa phức tạp trong đời sống riêng của nó: “Đấy là cả hồn anh tiêu tán”; “Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió; “Hồn anh theo dõi bóng em đi”; “Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát”; “Hồn hỡi hồn lên quá thinh gian”; “Có tôi đây hồn phách tôi đây”…Dường như có một cuộc giao tranh quyết liệt giữa thân xác bệnh hoạn thê thảm với linh hồn ham sống vô biên. Điều ấy diễn tả nỗi đau thương quằn quại, kinh hoàng của một cái tôi trữ tình kỳ dị: Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã - Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa - Hồn mất xác hồn sẽ cười nghiêng ngả -
60
Tử, hồn có thể chết thì đó là cái chết lần thứ hai, đầy đủ nỗi đau thương khủng khiếp của cái tôi trữ tình đến mức nào! Nỗi đau đớn đã xô đẩy sức tưởng