VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA HÀN

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thơ Hàn Mặc Tử Từ Góc Nhìn Tín Hiệu Thẩm Mĩ (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA HÀN

những khía cạnh sau: Hệ thống danh từ, kết cấu danh ngữ, cụm chủ - vị, câu và các kiểu kết hợp tín hiệu - tín hiệu. Việc chỉ khảo sát hệ thống danh từ thuộc từ loại trong thơ Hàn Mặc Tử là có dụng ý của chúng tơi. Theo chúng tơi, danh từ là từ loại quan trong nhất trong bất cứ tác phẩm văn học nào. Vì, tác phẩm văn học là sự phản ánh hiện thực. Mà phản ánh hiện thực thì phải có đối tượng phản ánh. Danh từ mang ý nghĩa về đối tượng. Từ việc xác định các hệ thống danh từ trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi khảo sát các đơn vị khác theo cơ chế lan tỏa. Danh từ là tín hiệu tâm để lan tỏa, tạo thành các đơn vị lớn hơn (chúng tôi quan niệm cụm từ là đơn vị tương đương với từ nhưng vẫn có điểm khác nhau. Đó là cụm từ được tạo thành từ hai từ trở lên). Theo chúng tơi, các hình thức ngơn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ trên là cơ bản nhất trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.

1.3. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA HÀN MẶC TỬ HÀN MẶC TỬ

1.3.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử

Chúng ta ai mà lại không xao xuyến trước một cuộc đời, một văn nghiệp “vơ tiền khống hậu” như Hàn Mặc Tử (1912 - 1940).

Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Hàn Mặc Tử là một người Cơng giáo với tên thánh Francois. Hàn Mặc Tử sinh tại Đồng Hới (Quảng Bình). Sau khi thân phụ mất, Hàn Mặc Tử theo thân mẫu vào ở Quy Nhơn. Với Hàn Mặc Tử, Quy Nhơn là mảnh đất đầy duyên phận. 19 tuổi,

25

chàng trai Nguyễn Trọng Trí đổi bút hiệu là Phong Trần và đã rất nổi tiếng vì được cụ Phan Bơi Châu họa thơ và đề cao. Sau khi bị xóa tên trong danh sách những người đi Pháp học vì thăm cụ Phan Bội Châu, Hàn Mặc Tử làm việc tại sở đạc điền Quy Nhơn. Năm 1934 – 1935, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, đổi tên là Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử, Hàn Mặc Tử. Cuối năm 1936, Hàn Mặc Tử có những dấu hiệu của bệnh phong nhưng chưa biết. Cũng thời gian này, Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm chia tay nhau. Năm 1937, Hàn Mặc Tử xác định mình bị bệnh phong nên cắt đứt thư từ với bạn bè. Ngày 20/9/1940, Hàn Mặc Tử vào điều trị tại nhà thương Quy Hòa. Ngày 11/11/1940. Hàn Mặc Tử mất và được an táng ở Đèo Son.

Thơ, tình, bệnh tật và Chúa là bốn phạm trù nổi bật trong cuộc đời Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử mắc trọng bệnh khi đang ở giữa tuổi xuân son. Nỗi đau bệnh tật với nỗi đau tinh thần òa vào bủa vây Hàn Mặc Tử (Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử mắc bệnh đã lìa xa chàng). Chàng phải sống cách li với mọi người, kể cả người thân. Quách Tấn viết: Từ ngày mắc chứng bệnh nan y, thiên tài của Tử bộc phát, thơ Tử mở ra một chân trời mới hẳn…Nguồn cảm hứng của Tử đã phát xuất tận trong đáy hồn đau khổ vô biên, và tuôn ra - như lời Tử nói - khi máu cuồng rền vang dưới ngọn bút. Nó gây cho chúng ta một cảm giác lạ lùng và rờn rợn. Nó đưa chúng ta vào một “vườn thơ rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” [32, tr 175]. Hàn Mặc Tử là người bất hạnh trong tình yêu: mối tình đầu của Hàn Mặc Tử là mối tình đơn phương với Hồng Cúc. Sau đó, Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm đã nặng lời thề thốt “trăm năm cùng già”. Nhưng khi Tử mắc bệnh hiểm nghèo, Mộng Cầm đã rẽ bước sang ngang. Rồi, Mai Đình yêu Hàn Mặc Tử tha thiết nhưng Hàn Mặc Tử lại khơng rung động. Mối tình của Hàn Mặc Tử với Ngọc Sương cũng là một hơi gió nhẹ thoảng mau. Mối tình với Thương Thương chỉ là một mối tình ảo. Tình và bệnh là chất xúc tác để Hàn Mặc Tử viết ra những dòng thơ

26

ứa lệ và máu, những vần thơ mang thi pháp của “cái tột cùng”. Khi rơi vào tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử đã tìm về với Chúa và Đức Mẹ nhân lành. Lúc này, Hàn Mặc Tử mang dáng dấp của hai con người (nhà thơ và con chiên) đã viết những vần thơ thanh sạch, sáng láng mang bóng dáng của Thiên Chúa giáo.

Sinh tử là một quy luật của vạn vật. Với con người, sống và tồn tại là hai chuyện khác nhau. Có những người hưởng thọ hơn 100 tuổi nhưng đó chỉ là sự tồn tại. Có những người chỉ dừng chân rong chơi ở cuộc đời này khi chỉ đôi mươi năm nhưng thật sự là sống, là bất tử. Hàn Mặc Tử là một người như vậy. Hàn Mặc Tử chưa bước tới cái tuổi “tam thập nhi lập” nhưng đã lập được “thương hiệu” của mình trong dịng chảy của thời gian. Hàn Mặc Tử quả thật là một minh chứng cho điều Nguyễn Du đã từng nói trong: Trăm năm trong

cõi người ta - Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Truyện Kiều).

1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử

Thơ mới là một dấu son chói lọi trong lịch sử văn học nước nhà, góp một phần rất lớn trong việc đưa nền văn học Việt Nam hội nhập với nền văn học thế giới. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã suy tôn Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của Thơ mới. Chu Văn Sơn viết: Trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất”, cịn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất” [43, tr 3]…Nếu vắng họ thì Thơ mới sẽ ra sao nhỉ? Thật khơng thể hình dung điều đó. Có thể coi đó là ba cái chân kiềng của Thơ mới, nhưng tơi thích hình dung họ là đỉnh “Tam Đảo”, “Ba Vì” của Thơ mới hơn [43, tr .4]…Nhận xét về thơ Hàn Mặc Tử, Trọng Miên viết: Hàn Mặc Tử! Một nguồn thơ tân kỳ [12, tr 357].

Với Lệ Thanh thi tập, Gái Quê, Đau thương – Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng, Hàn Mặc Tử thật là một trong ba đỉnh cao của Thơ mới. Từ địa

27

Tử đã có đóng góp khơng nhỏ cho cơng cuộc cách tân thi ca Việt Nam. Thơ Hàn Mặc Tử không chỉ mới ở thi tứ và ngơn từ, mà cịn mới trong cách giải phóng yếu tố cá nhân trong những giấc mơ vô thức, ở sự thể hiện “vũ trụ tinh thần” bí ẩn hồn tồn siêu nghiệm, siêu linh [45, tr 151]. Có người nói rằng Hàn Mặc Tử là một “thi sĩ khơng có đến hai lần trong rừng thơ Việt Nam, trong rừng thơ quốc tế” [12, tr 69].

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thơ Hàn Mặc Tử Từ Góc Nhìn Tín Hiệu Thẩm Mĩ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)