Nguyên tắc giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 61)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

1.2.3.Nguyên tắc giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại

Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là cần thiết trong một số trường hợp nhất định, nhưng phải đảm bảo những nguyên tắc cụ thể sau đây:

Thứ nhất, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt đồng thương mại phải hướng

đến việc bảo vệ quyền con người. Quyền con người được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế không chỉ bằng quy định pháp luật quốc gia mà còn bằng quy định pháp luật quốc tế. Vì vậy giới hạn tự do của con người không được đặt ra trong mọi trường hợp. Sự lạm dụng giới hạn quyền con người khi không có căn cứ hay lý do chính đáng là hoàn toàn trái với quy định pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế về quyền con người. Với nghĩa trên, giới hạn tự do hợp đồng cũng không nhằm mục đích triệt tiêu quyền tự do thỏa thuận, tự do ý chí của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, vẫn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển trong tương lai.

17Bogdanov DE (2012), “Vấn đề hình thành công lý hợp đồng và trách nhiệm công bằng đối với việc không thực hiện hợp đồng (bản dịch)”, Tạp chí Pháp luật và Kinh tế, (3), Tr.12-20.

18Nguyễn Văn Quân (2019), “Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (14)

Thứ hai, giới hạn quyền con người trong đó có giới hạn tự do hợp đồng

trong hoạt động thương mại không được trái với Hiến pháp và pháp luật. Liên quan đến quyền con người nói chung, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (1948) ghi nhận: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ” (Điều 29). Giới hạn quyền con người phải được luật hóa hay nói cách khác phải được ghi nhận bằng các quy định của pháp luật. Tương tự vậy, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng cần được quy nhận bằng các quy định pháp luật tương ứng. Trước hết, vấn đề này cần phải được ghi nhận trong Hiến pháp – văn bản pháp lý có hiệu lực pháp lý cao nhất, sau là các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc thực hiện các quy định về giới hạn quyền con người hay giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại phải tuân thủ theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật đó. Tuy nhiên giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại trong các văn bản pháp luật ở các thời kỳ, các giai đoạn phát triển sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại phải được xác định dựa trên cơ sở một số tiêu chí cụ thể. Tự do ý chí là nền tảng cho việc hình thành hợp đồng. Tự do ý chí (tự do hợp đồng) là một trong những quyền cơ bản của con người góp phần thúc đẩy tự do kinh doanh. Vì vậy, Nhà nước không thể can thiệp tùy tiện vào lợi ích của cá nhân. Việc quy định giới hạn đối với quyền tự do hợp đồng cần được xác lập trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng. Một số quốc gia, khi đề cập đến vấn đề giới hạn quyền tự do hợp đồng, cũng thường đưa ra các tiêu chí cụ thể khác nhau… Điều 8, Khoản 2 của Công ước Châu Âu về nhân quyền (1953) cũng đưa ra giới hạn quyền con người vì “an ninh quốc gia, an toàn công cộng”. Bộ luật Nghĩa vụ của Thổ Nhĩ Kỳ (Luật số 818 TCO) cũng khẳng định: “Một hợp

đồng không thể chống lại đạo đức và trật tự công cộng”. Trong pháp luật hợp đồng

của Pháp, giới hạn tự do hợp đồng vì lợi ích công cộng đã được đưa ra từ đầu thế kỷ XX.

Ở Việt Nam, giới hạn quyền con người (trong đó có giới hạn tự do hợp đồng) được ghi nhận là một nguyên tắc trong Hiến pháp (2013); theo đó, giới hạn

quyền con người được quy định dựa vào các tiêu chí như quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng19 hoặc không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác20.

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 61)