Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 88 - 90)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

2.1.1.1. Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể

Về nguyên tắc, chủ thể của hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, phải có đầy đủ năng lực chủ thể. Hiện nay, pháp luật quy định chủ thể hợp đồng bao gồm cá nhân và pháp nhân, có đầy đủ yếu tố về năng lực chủ thể. BLDS (2015) quy định “chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng

lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” (Điều 117, Khoản

1, Điểm a). Đây là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Quy định này cùng các quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24, BLDS (2015) cho phép xác định giao dịch dân sự nào phải do người có đầy đủ năng lực chủ thể xác lập; giao dịch dân sự nào có thể do người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi xác lập.

Cá nhân được tham gia trực tiếp và trở thành chủ thể của hợp đồng khi có đầy đủ các yếu tố năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự được quy định tại Điều 16, BLDS (2015), theo đó “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân

có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Điều 18, BLDS (2015) quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên

quan quy định khác”. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại Điều

19, BLDS (2015) như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá

nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. BLDS

(2015) đã đưa ra quy định cụ thể liên quan đến người thành niên, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, để từ đó xác định vai trò của các chủ thể này khi tham gia vào quan hệ pháp luật nói chung. Trên cơ sở các quy định này, có thể khẳng định việc tham gia quan hệ pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự “phải do người đại điện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (Điều 22, Khoản 2, BLDS 2015); người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “phải có sự đồng ý của người giám hộ” (Điều 23, Khoản 1, BLDS 2015) và người hạn chế năng lực hành vi dân sự “phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp

luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan quy định khác” (Điều 24, Khoản 2, BLDS 2015). Đối với người thành niên “là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp được quy định tại Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này” (Điều 20, BLDS 2015) sẽ được

tham gia trực tiếp quan hệ pháp luật (quan hệ hợp đồng) khi có đầy đủ các yếu tố năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự nêu trên. Nhìn chung, các quy định liên quan đến cá nhân là khá rõ ràng và cụ thể, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để xác định tư cách tham gia của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật nói chung, trong quan hệ hợp đồng nói riêng.

Ngoài cá nhân, pháp nhân cũng được xác định là chủ thể của giao dịch dân sự theo quy định của BLDS (2015). BLDS (2015) đưa ra điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân (Điều 74, Khoản 1); các hình thức tồn tại pháp nhân bao gồm pháp nhân thương mại (Điều 75), pháp nhân phi thương mại (Điều 76) và các vấn đề khác có liên quan đến pháp nhân. Tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ điều kiện “được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có

liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập” (Điều 74, Khoản

1). Như vậy, để trở thành chủ thể hợp đồng, tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, năng lực chủ thể của pháp nhân lại không được BLDS (2015) đề cập cụ thể như với

cá nhân, điều này có thể gây khó khăn trong việc có hay không vi phạm năng lực chủ thể của pháp nhân khi xác lập hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)