3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Trường hợp hợp đồng phải được lập thành văn bản
Khái niệm văn bản không được luật đưa ra nhưng được giải thích thông qua một số quy định, như: “giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản” (Điều 119, Khoản 1,
BLDS 2015) và “các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện, báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”
(Điều 3, Khoản 15, LTM 2005). Như vậy, hình thức hợp đồng bằng văn bản ở đây có thể được hiểu là văn bản thông thường do các bên soạn thảo bằng cách viết tay hoặc đánh máy, cùng nhau ký kết vào bản hợp đồng do các bên đã thỏa thuận. Một số trường hợp yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản là quy định bắt buộc, ví dụ như hợp đồng dịch vụ khuyến mại “được lập thành văn
bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 90, LTM 2005).
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật: “mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27,
Khoản 2, LTM 2005)…... Tuy nhiên, Điều 119, Khoản 2, BLDS (2015) quy định: “trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó” đã bỏ qua yêu cầu
này đối với hình thức văn bản, chỉ đặt ra yêu cầu đối với văn bản có công chứng, chứng thực và đăng ký. Trong khi đó, đối với nhiều hoạt động thương mại hiện nay, pháp luật đều quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Quy định này thể hiện sự không thống nhất và nhất quán giữa BLDS với LTM, làm cho các quy định về hình thức của một số loại hợp đồng trong hoạt động thương mại phải được thể hiện bằng văn bản trở thành vô nghĩa. Điều luật này chỉ đặt ra yêu cầu tuân thủ quy định của pháp luật đối với văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.