3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.2.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
thức pháp luật quy định. Hiện nay, việc giới hạn quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng nói chung được thể hiện thông qua một số quy định như sau:
(1) Hợp đồng phải được lập thành văn bản.
(2) Hợp đồng phải được công chứng hay chứng thực. (3) Hợp đồng phải được đăng ký.
Pháp luật hợp đồng của một số quốc gia cũng có những quy định bắt buộc, yêu cầu một số hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định. Điều này thể hiện giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến hình thức của hợp đồng trong những trường hợp nhất định.
1.2.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. trong hoạt động thương mại.
Sự hình thành và phát triển các quy định liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại gắn liền với các quy định về/liên quan đến việc hạn chế (giới hạn) quyền con người. Quyền con người có tính chất toàn cầu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, thí dụ như định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người (Office of High Commisioner for Human Rights): “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
48Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Tr.178 - 179
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”50 hay “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của
cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”51. Việc quy định về quyền con người dưới góc độ pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thực thi quyền con người. Do vậy, các giới hạn liên quan đến quyền con người phải được nhìn nhận và quy định một cách hợp lý tùy vào từng thời kỳ khác nhau của lịch sử, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Trên thế giới, quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Quyền con người được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789), Tuyên ngôn toàn cầu về quyền con người (1948); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước về các quyền dân sự, chính trị (1966). Tuy vậy, trong các văn bản pháp lý quốc tế này cũng nhấn mạnh quyền con người có thể bị giới hạn trong những trường hợp nhất định, Điều 4 của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789) quy định: “Quyền tự do là quyền
được làm những gì không thiệt hại đến người khác, bởi vậy việc thi hành những quyền tự nhiên của con người trong xã hội phải lấy việc hưởng quyền tự nhiên của người khác làm giới hạn, các giới hạn ấy duy chỉ có pháp luật mới ấn định được”52. Điều 29 Tuyên ngôn toàn cầu về quyền con người (1948) cũng quy định “Trong việc thực hiện quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải chịu giới hạn
quy định bởi luật và chỉ nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng công bằng đối với quyền và tự do của người khác và để đáp ứng yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung của xã hội dân chủ”. Điều 4 của
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) cũng quy định:
“Các quốc gia thành viên của Công ước này công nhận rằng, trong việc thụ hưởng các quyền tự do nhà nước đảm bảo theo quy định của Công ước, các quốc gia thành viên chỉ được áp đặt những giới hạn đối với quyền theo quy định của luật và
50Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, Tr. 37
51 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, Tr. 38
52Hoàng Đạo, Bản tuyên cáo nhân quyền dân quyền của cuộc cách mạng Pháp năm 1789, Tr.11 (bản dịch)
chỉ ở mức độ phù hợp với bản chất của những quyền đó và chỉ nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi chung của toàn xã hội”. Một số quy định của Công ước về các quyền
dân sự, chính trị (1966) có đề cập đến việc hạn chế quyền con người liên quan đến quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Các Mác cũng từng viết: “Không có quyền
lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”53. Nội hàm của quyền con người có quyền tự do kinh doanh, trong đó bao hàm quyền tự do hợp đồng. Vì vậy, khi quyền con người bị giới hạn trong những trường hợp nhất định sẽ dẫn đến sự giới hạn quyền tự do kinh doanh và giới hạn quyền tự do hợp đồng. Hiện nay, những quy định liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng được quy định cụ thể trong pháp luật hợp đồng của một số quốc gia. Mặc dù các quy định của mỗi quốc gia về vấn đề này là khác nhau, nhưng hầu hết đều xuất phát từ quan điểm phù hợp với pháp luật quốc tế về sự hạn chế quyền con người trong những trường hợp cụ thể.
Ở Việt Nam, giới hạn tự do hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, cũng gắn liền với sự giới hạn quyền con người, quyền tự do kinh doanh. NCS lựa chọn việc nghiên cứu khía cạnh này ở Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn năm 1986 đến nay. Ở nước ta, từ thời kỳ Pháp thuộc, đã có những quy định của pháp luật liên quan đến việc giới hạn quyền con người, giới hạn quyền tự do hợp đồng nói chung như BLDS Bắc kỳ (1931); BLDS Trung kỳ (1936); BLDS của Việt Nam Cộng hòa (1972); Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1946, 1959); Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam (1980, 1992, 2013). Nhưng những quy định về/liên quan đến quyền con người chưa được quan tâm, còn mờ nhạt. Lý do NCS lựa chọn giai đoạn từ năm 1986 đến nay là bởi tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986 đã ban hành đường lối “mở cửa”, “đổi mới” toàn diện đất nước trong thời kỳ mới. Kinh tế, xã hội phát triển tất yếu sẽ dẫn đến sự phát triển của chế định hợp đồng. Tự do kinh doanh (tự do hợp đồng) là các quyền cơ bản của con người từng bước được pháp luật quy định và đảm bảo thi hành. Tuy vậy, những quyền cơ bản này bị giới hạn qua các thời kỳ khác nhau đặc biệt khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, cụ thể là:
Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại từ năm 1986 đến năm 1992.
Trong giai đoạn này, để thực hiện công cuộc “đổi mới” và “mở cửa”, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, quy định về/liên quan đến quyền con người, quyền tự do kinh doanh; đồng thời cũng quy định một số hạn chế đối với quyền con người, quyền tự do kinh doanh. Các quy định về giới hạn tự do kinh doanh từng bước được ghi nhận. Hợp đồng kinh tế được điều chỉnh bởi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989), trong đó, văn bản này đã có một số quy định cụ thể về/liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng; thí dụ như: Điều kiện trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế; hình thức của hợp đồng kinh tế phải tuân theo quy định của pháp luật; hợp đồng kinh tế vô hiệu, nếu nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật…. Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề về/liên quan đến hợp đồng dân sự. Văn bản pháp luật này cũng đưa ra nguyên tắc cho việc giới hạn tự do hợp đồng dân sự, ví dụ như: “Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên
tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội” (Điều 2). Như
vậy, đã có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế trong giai đoạn này. Mỗi loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của một văn bản pháp luật tương ứng: Hợp đồng dân sự chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991); Hợp đồng kinh tế chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989). Trong giai đoạn này, quyền con người được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn bằng việc quy định cụ thể trong Cương lĩnh của Đảng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) Đảng ta khẳng định “Nhà nước định
ra các đạo luật nhằm xác định quyền công dân và quyền con người”. Ở Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Đảng và Nhà nước tiếp tục
ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”. Tuy vậy, quan điểm
về quyền con người được Đảng và Nhà nước ta nêu ra có tính chất tương đối; việc bảo đảm quyền con người không tách rời việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ
và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật…”. Ngày
15/4/1992, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua. Trong Hiến pháp (1992), quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy định cụ thể tại chương 5. Tuy đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, nhưng Hiến pháp (1992) cũng đã bắt đầu có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh
của các nhà đầu tư. Năm 2011, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (1992) được đưa ra. Liên quan tới quyền con người, một số học giả đề xuất việc đưa ra nguyên tắc hạn chế quyền con người vào dự thảo của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 199254.
Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại từ năm 1992 đến nay.
Ở giai đoạn này, sự phát triển của nền kinh tế và xã hội đã có nhiều tác động đến lĩnh vực pháp luật. Quan hệ hợp đồng được hình thành nhiều hơn do nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng ngày càng lớn. Tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc cơ bản của chế định hợp đồng. Nhà nước quy định nguyên tắc này, đảm bảo nguyên tắc này được thực thi trên thực tế. Tuy vậy, mặt đối lập tự do hợp đồng là giới hạn tự do hợp đồng cũng được Nhà nước đặt ra trong những trường hợp cần thiết. BLDS (1995) được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX thông qua ngày 28/10/1995 đã quy định một số giới hạn tự do hợp đồng của các chủ thể liên quan đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích của các chủ thể khác, đến đạo đức xã hội…. Liên quan đến lĩnh vực thương mại, ngày 10/5/1997, LTM được Quốc hội thông qua điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân cũng như những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại ở nước ta. Các giới hạn liên quan đến quyền tự do hợp đồng được đặt ra không chỉ hướng tới các chủ thể của hợp đồng mà còn hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau, như bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại; bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, người sản xuất… Những quy định về/liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, được thể hiện rõ hơn nữa trong BLDS (2005) và LTM (2005). Trong hai đạo luật này không còn sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Vì vậy, hợp đồng trong hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi cả hai văn bản pháp luật này. Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của BLDS (2005) và LTM (2005) về nguyên tắc giao kết, điều kiện về chủ thể, hình thức hợp đồng, về nội dung hợp đồng…. Đến tháng 10/2012, Hiến pháp (2013) đã
54Nguyễn Đăng Dung, Bùi Tiến Đạt (2011), “Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5.
được trình ra Quốc hội. Trong Hiến pháp (2013), việc hạn chế quyền con người trong một số trường hợp đã trở thành một nguyên tắc. Điều 14, Khoản 2 quy định: “Quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Trên cơ sở quy định này của Hiến pháp
(2013), các quy định về/liên quan đến giới hạn quyền tự do kinh doanh và giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại tiếp tục được quy định trong BLDS (2015) và các văn bản pháp lý khác có liên quan như LDN (2020), Luật Cạnh tranh (2018), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), Luật Đầu tư (2020)… Điều 7, Khoản 1, LDN (2020) quy định doanh nghiệp được “tự do kinh doanh ngành,
nghề mà luật không cấm”. Các chủ thể có quyền tự do kinh doanh, nhưng khi đã
lựa chọn quyền này thì phải tuân theo những quy định của pháp luật, nghĩa là quyền tự do kinh doanh bị pháp luật giới hạn trong một số trường hợp. Có thể nói hợp đồng trong hoạt động thương mại là một khái niệm tương đối rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trong lĩnh vực nào thì trước hết phải tuân theo quy định pháp luật về các vấn đề về/liên quan đến hợp đồng trong lĩnh vực đó.
Qua các thời kỳ khác nhau, các quy định về/liên quan đến giới hạn quyền con người ở nước ta ngày càng được hoàn thiện. Văn bản pháp lý sau ra đời là kết quả của sự kế thừa và có sự phát triển, mở rộng, ghi nhận cụ thể hơn so với văn bản pháp lý trước đó; ví dụ như liên quan đến quy định giới hạn quyền con người, trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 chưa được ghi nhận hoặc ghi nhận mang tính hình thức, còn chung chung. Những trong Hiến pháp (2013), lần đầu tiên đã có sự quy định giới hạn quyền con người như một nguyên tắc cơ bản. Quy định này được đánh giá là có tính tương thích với pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền và cần được hiểu ở ba khía cạnh, đó là hạn chế quyền con người phải được luật quy định; chỉ đặt ra trong những trường hợp cần thiết và bảo vệ được một số lợi ích chính đáng55.
Trong lĩnh vực kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của công dân từng bước được quy định rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật
55 Vũ Công Giao, Nguyễn Sơn Đông (2014), “Những điểm mới tiến bộ về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và việc thực thi”, Tạp chí Khoa học: ĐHQGHN: Luật học, tập 30, số 3, Tr.46
đã quy định trong các văn bản pháp lý khác nhau đối với ngành, lĩnh vực mà mình lựa chọn kinh doanh. Các quy định trong các văn bản pháp lý trong giai đoạn hiện nay đã khá toàn diện, đầy đủ, thống nhất, thể hiện sự tiến bộ của kỹ thuật lập pháp so với các văn bản pháp lý trước đây. Để đảm bảo sự phát triển chung của nền kinh tế, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ được tối đa quyền, lợi ích