L ỜI MỞ ĐẦ U
2.3.4. Thách thức (Threats)
Dịch bệnh Covid-19:
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường trọng điểm. Việc vận chuyển hàng hóa cũng trở nên khó khăn hơn do các nước thực hiện đóng cửa. Bên cạnh đó, chi phí
vận chuyển hàng hải tăng cao từ quý 4 năm 2020 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là thách thức lớn đối với công ty khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Các rào cản thương mại ngày càng nhiều và khắt khe:
Việc tham gia các hiệp định thương mại cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc hiệp định đó. Các rào cản về thương mại và kỹ thuật; quy định, tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa ở các nước nhập khẩu có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như: Trung Quốc gia tăng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 trên bao bì hàng động lạnh và kéo dài thời gian thông quan khiến chất lượng sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, đồng thời, làm tăng chi phí đối với công ty; vụ kiện bán phá giá cá Basa tại Mỹ.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá Basa đang phát triển
nhanh chóng. Ngày càng nhiều công ty ra đời và khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, những công ty lớn lâu năm với nhiều kinh nghiệm như Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Hùng Vương,... đều là đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với Vĩnh Hoàn.
Chi phí sản xuất ngày càng tăng:
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn dành cho nuôi trồng thủy sản tăng cao. Trước sự biến động của giá nguyên liệu, một số loại thức ăn thủy sản cũng tăng giá bán so với năm 2020. Cụ thể, mức tăng giá những tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 của thức ăn cá tra, cá Basa tăng 11%, vì thế, chi phí sản xuất ngày càng tăng (Nguyễn Hạnh, 2021).
PHẦN3. QUẢN TRỊ RỦI RO
3.1. Rủi ro về điều khoản hàng hoá
3.1.1. Nhận diện rủi ro
Rủi ro liên quan đến mục chất lượng hàng hoá:
Cá ba sa, theo như các điều khoản trong hợp đồng thì đây là một mặt hàng được bảo quản đông lạnh (-18 độ) trong quá trình vận chuyển, giữ nguyên vẹn không sơ chế. Hàng hoá sẽ được đóng gói tại kho của người xuất khẩu, một container sẽ đựng khoảng 20kg sản phẩm, cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi chất hàng hóa vào trong container:
• Xếp các thùng hàng hóa thành từng khối vững chắc, nhưng cần lưu ý không có không gian giữa hàng với vách container lạnh và giữa những thùng hàng hóa.
• Khi vận chuyển hàng hóa đã được bảo quản bằng container lạnh, cần phải đóng kín cửa của hệ thống thông khí.
• Hàng hóa cần được bảo quản bằng container lạnh phải bao phủ toàn bộ phần diện tích sàn.
• Kiểm tra nhiệt độ của hàng hoá để được bảo quản một cách tốt nhất trong quá trình vận chuyển.
Vì vậy, người xuất khẩu cần hiểu rõ về mặt hàng cũng như quy cách đóng gói bảo quản để đảm bảo được chất lượng của cá ba sa, quản lý hiệu quả rủi ro phát sinh đối với chất lượng của sản phẩm. Dựa trên những tiêu chuẩn về bảo quản hàng hóa phức tạp để bảo toàn chất lượng hàng hoá, mặt hàng cá ba sa có thể gặp những rủi ro sau về mặt chất lượng hàng hoá.
a. Hàng hoá bị hư khi giao hàng cho người vận chuyển trên phương tiện vận tải chính
(R1)
Trong khoảng thời gian đưa hàng ra khỏi kho đến tay người vận chuyển chính cũng chứa đựng những nguy cơ ra rủi ro tiềm ẩn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hàng hoá như container bị hư hỏng khiến cho điều kiện bảo quản không còn phù hợp thậm chí nặng hơn có thể làm ươn cá ba sa. Rủi ro này có thể xảy ra ở các khâu như xếp hàng lên, xuống xe chuyên chở (dùng để chở hàng từ kho của doanh nghiệp đến cảng xuất hàng) và khâu vận chuyển đến cảng xuất hàng.
b. Hàng bị hư hại từ khi giao hàng cho người vận chuyển chính tới khi giao hàng đến tay người nhận (R2):
Thời gian giao hàng từ người vận chuyển chính đến lúc hàng hoá đến tay người nhận chứa đựng những rủi ro tiềm tàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hàng hoá nói riêng và
hợp đồng ngoại thương nói chung. Rủi ro có thể xảy đến từ nhiều khâu như xếp hàng lên tàu và quãng đường vận chuyển hàng hóa sau khi giao hàng cho người vận chuyển đến tay của người nhận.
c. Hàng hóa do người bán cung cấp ngay từ ban đầu không đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu của người mua do sai sót trong khâu sản xuất (R3); yêu cầu của người mua do sai sót trong khâu sản xuất (R3);
Trong các khâu sản xuất hàng hóa chứa đựng những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cá ba sa. Rủi ro này có thể phát sinh từ yếu tố con người trong quá trình chế biến cá ba sa, đóng gói bao bì, hoặc do các tác động của kỹ thuật, môi trường tác động đến chất lượng của cá.