Ứng phó rủi ro đồng tiền thanh toán

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 82 - 83)

L ỜI MỞ ĐẦ U

c. Hàng hóa do người bán cung cấp ngay từ ban đầu không đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu của

3.3.5.1. Ứng phó rủi ro đồng tiền thanh toán

Né tránh rủi ro:

• Không thực hiện giao kết hợp đồng với các công ty kiên quyết lựa chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền yếu hoặc đồng tiền không thể chuyển đổi.

• Không giao kết hợp đồng sang các quốc gia thường xuyên có biến động về kinh tế cũng như biến động lạm phát

• Nâng cao khả năng quản trị, chất lượng sản phẩm, uy tín công ty để có vị thế ngang bằng hoặc hơn trong giao dịch so với người mua.

Ngăn ngừa tổn thất:

• Chủ động và chỉ lựa chọn các đồng tiền thanh toán ngoại tệ mạnh như Dollar Mỹ, Yên Nhật,... khi thực hiện giao kết hợp đồng.

• Bổ sung điều khoản chi tiết về lựa chọn cụ thể loại tỷ giá hối đoái như tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá của nước xuất khẩu, tỷ giá của nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra.

• Tìm hiểu rõ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh quốc tế trước khi ký kết hợp đồng. Giảm thiểu rủi ro:

• Giao kết hợp đồng với người mua có thể tin tưởng, có thiện chí.

• Lên kế hoạch tiêu thụ đồng tiền không thể chuyển đổi, đồng tiền yếu tại quốc gia của đồng tiền đó. Ví dụ có thể mua máy móc, nguyên liệu để tái đầu tư sản xuất.

Tài trợ:

• Sử dụng nhiều đồng tiền thanh toán để khi tỷ giá hối đoái của một đồng tiền thay đổi thì vẫn còn những đồng tiền khác.

• Mua hợp đồng tương lai, kỳ hạn hoặc hoán đổi để đề phòng biến động tỷ giá xảy ra.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w