Ứng phó rủi ro phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 84 - 85)

L ỜI MỞ ĐẦ U

c. Hàng hóa do người bán cung cấp ngay từ ban đầu không đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu của

3.3.5.3. Ứng phó rủi ro phương thức thanh toán

Né tránh rủi ro:

• Không ký hợp đồng với đối tác thiếu uy tín, có nguy cơ lừa đảo, gian lận trong thanh toán, không giao dịch với đối tác ở quốc gia có giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ quốc gia;

• Không làm việc với các ngân hàng có độ tín nhiệm kém, có lịch sử tín dụng không tốt, có dấu hiệu lừa đảo, nguy cơ gian lận cao.

• Bổ sung các điều khoản ràng buộc trách nhiệm thanh toán của người bán, thời gian thanh toán cụ thể trong hợp đồng; có chính sách quản lý kiểm tra nhân sự, phòng ban ở bộ phận lựa chọn, làm việc với nhà nhập khẩu, soạn thảo, kiểm tra hợp đồng hợp lý,…

• Tham gia lựa chọn ngân hàng có uy tín, làm việc chuyên nghiệp trong thị trường quốc tế; Giao dịch với các ngân hàng đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, đáng tin cậy.

Ngăn ngừa tổn thất:

• Có phòng ban, nhân sự chuyên về việc kiểm tra hợp đồng để không vướng phải những điều khoản gây rủi ro khi làm việc với người mua trong thanh toán quốc tế; • Đầu tư nâng cao chuyên môn, năng lực cho quản lý, nhân viên trong khâu soạn

thảo, kiểm tra hợp đồng, làm việc với nhà nhập khẩu, tìm hiểu thông tin thị trường.

• Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế trong nước và ngoài nước để giới thiệu mặt hàng thủy sản của công ty, từ đó có cơ hội quen biết tìm hiểu những đối tác tiềm năng để xuất khẩu mặt hàng này, xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và tin cậy. • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thiện chí với đối tác.

Giảm thiểu tổn thất

• Cứu vớt tài sản: Thương lượng với đối tác để:

• Giảm giá bán để đối tác chấp nhận thanh toán lô hàng;

• Bổ sung các điều khoản bảo vệ, có lợi cho nhà xuất khẩu khi người mua không có khả năng thanh toán hay phải kéo dài quá trình thanh toán.

• Trong trường hợp người mua từ chối việc thanh toán và nhận hàng, đánh giá chi phí và lợi ích để lựa chọn việc vận chuyển hàng về lại hay tìm kiếm khách hàng mới. • Trong trường hợp ngân hàng không chuyển tiền khi đã kiểm tra bộ chứng từ, người

xuất khẩu nên làm việc trực tiếp để giải quyết vấn đề. Tài trợ rủi ro:

• Tự khắc phục (lưu giữ tổn thất): trích quỹ dự phòng tổn thất trong thanh toán quốc tế để chi trả cho những rủi ro thanh toán khi làm việc với nhà nhập khẩu.

• Chuyển giao rủi ro: mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 84 - 85)