Nguyên nhân rủi ro chứng từ thanh toán

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 78 - 82)

L ỜI MỞ ĐẦ U

c. Hàng hóa do người bán cung cấp ngay từ ban đầu không đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu của

3.3.2.4. Nguyên nhân rủi ro chứng từ thanh toán

Bảng3.3.4. Phân tích rủiro chứng từ thanh toán- 5 Whys kết hợp

Fishbone 3.3.3. Đo lường rủi ro

Dựa trên thang đo (mức độ; tần suất) của từng rủi ro, nhóm chia 5 rủi ro trên vào bảng ma trận sau nhằm tìm ra thứ tự ưu tiên trong việc ứng phó (kiểm soát) rủi ro:

Mức độ nghiêm trọng Khả năng xảy ra

1 2 3 4 5

Hiếm khi (1)

Khả năng tương đối (3)

Cao (4)

Không thể tránh khỏi (5)

Bảng 3.3.5. Đo lường rủi ro thanh toán Đánh giá rủi ro:

Tính điểm cho các rủi ro bằng tích của “Khả năng xảy ra” và “Mức độ nghiêm trọng”. Dựa vào kết quả đo lường, nhóm sắp xếp mức độ nghiêm trọng của các rủi ro như sau:

1. Rủi ro R1: Đồng tiền thanh toán

Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 3 x 3 = 9 (điểm); 2. Rủi ro R2: Thời hạn thanh toán

Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 2 x 4 = 8 (điểm); 3. Rủi ro R3: Phương thức thanh toán

Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 3 x 4 = 12 (điểm); 4. Rủi ro R4: Chứng từ thanh toán

Tần suất x Mức độ nghiêm trọng = 4 x 5 = 20 (điểm).

Suy ra, thứ tự ưu tiên quản lý rủi ro của doanh nghiệp là R4 → R3 → R1 → R2.

3.3.4. Đánh giá rủi ro

Rủi ro đồng tiền thanh toán (R1)

Rủi ro đồng tiền thanh toán là khả năng mất tiền do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, rủi ro còn kéo theo nhiều chi phí phát sinh khi đồng tiền thanh toán là đồng tiền ngoại tệ không thể chuyển đổi hay quên ghi rõ đồng tiền thanh toán trong hợp đồng.

Các công ty và cá nhân hoạt động ở thị trường nước ngoài thường phải chịu rủi ro đồng tiền thanh toán và có thể phòng ngừa rủi ro này trên thị trường với các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn. Do đó, đây là loại rủi ro mà doanh nghiệp phần nào có thể kiểm soát được với tần suất xảy ra tương đối và mức độ nghiêm trọng ở mức trung bình thì rủi ro này được ưu tiên giải quyết sau rủi ro chứng từ thanh toán và rủi ro phương thức thanh toán.

Rủi ro thời hạn thanh toán (R2)

Rủi ro về thời hạn thanh toán là rủi ro mà người bán không xuất trình chứng từ phù hợp trong theo thời hạn quy định của L/C. Thông thường, người bán và người mua sẽ thỏa thuận một thời hạn hợp lý cho cả đôi bên, bao gồm thời hạn gửi hàng và thời hạn thanh toán. Nếu không đề cập, thời hạn này sẽ được quy định theo UCP 600. Các sai sót khác như lỗi máy in, sự kiện Force Majeure hoặc hiểu nhầm giữa hai bên về địa điểm hết hiệu lực của L/C sẽ rất ít khi xảy ra. Thực tế L/C thường quy định địa điểm, thời gian hết hiệu lực của L/C ở nước người bán để dễ dàng kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu rủi ro này xảy ra, người bán sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng vì không nhận được nhận số tiền thanh toán. Hoặc trong sự kiện Force Majeure, sẽ rất khó khăn trong việc thỏa thuận lại với người mua để nới rộng thời hạn hiệu lực của L/C. Như vậy, mức độ nghiêm trọng của rủi ro này là 4 và dựa trên điểm đánh giá, doanh nghiệp sẽ ưu tiên giải quyết sau cùng.

Rủi ro phương thức thanh toán (R3)

Các rủi ro chính đã đề cập trong phương thức thanh toán ở trên như vị thế thấp hơn nhà nhập khẩu trên bàn đàm phán, các rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu là những rủi ro có thể tránh được trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và ngành dịch vụ, nhà xuất khẩu có thể tự mình kiểm tra mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để kiểm tra tính xác thực và lịch sử tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác để ngăn ngừa rủi ro trên. Do đó, tần suất xảy ra không còn thường xuyên mà chỉ ở mức tương đối (3). Tuy nhiên, một khi rủi ro xảy ra thì hậu quả nhà xuất khẩu phải chịu là rất nghiêm trọng vì họ không những không được thanh toán mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí do lưu kho, lưu bãi hay phí trọng tài. Vì vậy mức ảnh hưởng của rủi ro về phương thức thanh toán trong trường hợp này ở mức nghiêm trọng 4.

Rủi ro chứng từ thanh toán (R4)

Trong phương thức thanh toán bằng L/C, chứng từ là phần quan trọng nhất. Bất kỳ sự thiếu sót hoặc lỗi chứng từ nào cũng dẫn đến việc không được thanh toán. Ngoài sự chủ quan, thiếu kỹ lưỡng của doanh nghiệp, rủi ro chứng từ thanh toán còn phụ thuộc vào thiện chí người mua (cố tình gây khó khăn), người vận chuyển chứng từ (làm thất lạc, làm hư) hoặc các lỗi đánh máy. Đặc biệt khi thương mại tự do phát triển, các hàng rào kỹ thuật dựng lên ngày càng cao, nhất là ở các nước phát triển như châu Âu hoặc Mỹ. Vì vậy, người bán Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng nhận chất lượng. Do đó, rủi ro này có khả năng xảy ra cao.

Hậu quả khi người bán không xuất trình chứng từ đầy đủ hoặc các chứng từ có sai sót là rất nghiêm trọng. Người mua sẽ vin vào cớ này để không thanh toán, trong khi đó, ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra hợp đồng hoặc tu chỉnh chứng từ. Khi xảy ra các trường hợp trên, ngân hàng sẽ không thực hiện thanh toán. Đây là rủi ro có tần suất và mức độ nghiêm trọng đều cao, do vậy doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết đầu tiên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH rủi RO KINH DOANH QUỐC tế TRONG hợp ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG (Trang 78 - 82)