19
Đơn giá: 1048 USD/MT, CIF Hai phong, Vietnam, Incoterm 2010 Tổng giá trị hợp đồng: 37728 USD
Đồng tiền tính giá: USD Loại giá: Giá cố định
Giảm giá: Công ty TNHH Nhựa Đông Á đàm phán với công ty trung gian Jampoo về giá cả hàng hóa trước khi ký hợp đồng và giá trên hợp đồng là giá đã giảm. Yêu cầu giảm giá dựa vào 2 lý do: giá hiện tại của các bên khác thấp hơn và giá các nguyên liệu đầu vào đang giảm (do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá dầu thô giảm tác động đến giá hạt nhựa GPPS cũng giảm vì dầu thô là nguyên liệu đầu vào của sản phẩm hạt nhựa GPPS). Đàm phán kết thúc, Công ty TNHH Nhựa Đông Á được giảm 1-5% giá trị chào hàng ban đầu. Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá: CIF Hai Phong Port, Incoterm
2010.
Nhận xét:
Hai bên giao dịch không sử dụng đồng tiền thanh toán là nội tệ của nước mình mà sử dụng đồng USD (đô la Mỹ) do tính thanh khoản cao, là một loại tiền tệ toàn cầu khi 88% các giao dịch ngoại hối trên thế giới sử dụng đồng USD, được dự trữ ngoại hối tới 60.9% so với các đồng tiền khác trên thế giới như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh (Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới) .Đây là đồng tiền quốc tế được chấp nhận thanh toán trong thương mại quốc tế ở tất cả các quốc gia, là đồng tiền có tính quy đổi cao và ổn định.
Điều khoản giá cả được hai bên thỏa thuận bằng việc đưa ra đơn giá kèm theo điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá, sau đó là đưa ra tổng giá trị hợp đồng
20
Sử dụng loại giá cố định trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp và các yếu tố kinh tế biến động bất thường có thể gây ra rủi ro cho cả người mua và người bán. Điển hình như vào tháng 4 khi giá dầu thế giới giảm mạnh đến mức âm ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành công nghiệp liên quan trong đó có công nghiệp sản xuất hạt nhựa GPPS (vì dầu thô là nguyên liệu đầu vào) có thể khiến cho giá của hạt nhựa giảm theo, gây bất lợi cho người mua.
Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc nhập CIF rất phổ biến vì khả năng vận tải cũng như dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam còn chưa phát triển trình độ cao và có nhiều hạn chế so với nước ngoài, việc lựa chọn nhập CIF thì người mua chỉ cần làm nhiệm vụ thông quan nhập khẩu, mọi trách nhiệm về bảo hiểm rủi ro, giao hàng thuộc về người bán nên người mua sẽ né tránh được tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, với hình thức này người mua thường sẽ phải nhập khẩu với giá cao hơn do bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm. Theo CIF, người xuất khẩu chịu toàn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho nhà xuất khẩu đến cảng đi, chi phí xếp dỡ lên xe trung chuyển và ở trạm vận tải chính, chi phí trạm vận tải chính. Bảo hiểm trạm vận tải chính cũng do nhà xuất khẩu mua với điều kiện tối thiểu (điều kiện C trong ICC) và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng xếp lên boong tàu ở cảng đi. Lợi ích của việc sử dụng điều khoản này với bên mua là mọi khâu vận chuyển ở trạm chuyên chở chính và bảo hiểm người bán sẽ chịu trách nhiệm. Trong hợp đồng hai bên cũng không quy định lại hay bổ sung về trách nhiệm hai bên đối với điều khoản giao hàng này.