Vận đơn đư•ng bi€n Bill of Lading:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU HẠT NHỰA GPPS CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á (Trang 43 - 49)

3.3.1. Cơ sở lý thuyết:

a)Khái niệm: Vận đơn đường biển (Bill of Lading) viết tắt là B/L là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc người hàng đã được nhận để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tế, thuyền trưởng hoặc đại lý của hãng tàu được ủy quyền thường là người phát hành vận đơn.

b) Chức năng: Vận đơn bao gồm các chức năng:

36

− Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Đây là chức năng đầu tiên của vận đơn. Khi hàng được xếp lên tàu hoặc được nhận để xếp lên tàu, người gửi hàng nhận biên lai xác nhận người chuyên chở đã thực nhận hàng và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

− Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

− Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Vận đơn cho phép người cầm giữ vận đơn có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

c) Vai trò: Vận đơn có các vai trò như sau:

• Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

•Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

• Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

•Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

d) Phân loại vận đơn:

Phân loại theo chủ thể nhận hàng

− Vận đơn đích danh (straight Bill of Lading): là loại vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ và các thông tin khác như số điện thoại, email, fax, … của người nhận hàng. Chỉ người có tên trên vận đơn mới có thể nhận hàng khi xuất trình vận đơn

37

− Vận đơn theo lệnh (to order Bill of Landing): là loại vận đơn ghi rõ hàng hóa sẽ giao theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn. Đây là loại vận đơn dùng phổ biến trong buôn bán hàng hóa quốc tế

− Vận đơn vô danh (to bearer Bill of Lading): là loại vận đơn mà tên người nhận hàng sẽ bị bỏ trống (được ghi là vô danh) hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình vận đơn.

Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng hóa:

− Vận đơn hàng đã bốc (Shipped on board B/L): là loại vận đơn mà người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa được bốc lên tàu

− Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L): là loại vận đơn mà người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa chưa được bốc nhưng cam kết sẽ bốc lên con tàu được chỉ định.

38

1) Loại vận đơn (Bill of Lading): Vận đơn đường biển 2) Số vận đơn (Bill of Lading No.): 001AA73446

3) Tên và Logo người chuyên chở: Tên tàu (Ocean Vessel): WANHAI 223. Mã hiệu (Voyage. No): S336

4) Người gửi hàng (Consignor/Shipper): là bên xuất khẩu, Công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORP. Điều này cho biết bên xuất khẩu trực tiếp thực hiện nghĩa vụ bốc hàng lên tàu mà không thuê một công ty giao nhận vận tải nào khác.

5) Bên nhận (Consignee): Theo lệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thăng Long. Bởi vì, bên nhập khẩu là công ty TNHH Nhựa Đông Á đã mở L/C nên người nhận được ghi trong Bill off Lading là ngân hàng phát hành L/C.

39

Đây là vận đơn theo lệnh có thể chuy€n nhượng bằng cách ký hậu. trên vận đơn ghi rõ tên ngân hàng cho thấy đây là vận đơn theo lệnh. (to order bill of lading). Có nghĩa là khi có lệnh của ngân hàng (thường là khi thanh toán xong) người nhận mới được quyền nhận hàng.

6) Người được thông báo hàng đến (notify party) (nhà cung cấp dịch vụ không chịu trách nhiệm về việc không thông báo): Bên nhập khẩu – Công ty TNHH Nhựa Đông Á. Khi hàng sắp đến, hãng tàu phát hành thông báo hàng đến gửi cho người nhận (có thể là cả người gửi), thông báo về thời gian, địa điểm, kho cảng mà lô hàng sẽ cập. Thông báo này là thông báo hàng về hay thông báo hàng đến (Arrival Notice).

7) Cảng bốc hàng (Port of Loanding): KAOHSIUNG, TAIWAN.

8) Cảng dỡ hàng (Port of discharge) là Cảng Hải Phòng, Việt Nam. Theo điều kiện CIF hàng hóa giao đến cảng nước nhập khẩu đồng thời là địa điểm giao hàng.

9) Thông tin Container:

Số Container/Số chì (Container No. & Seal No.): WHLU0360965 20SD86 WHLF293803 WHSU2169146 20SD86 WHLF335590

Ký hiệu mã đóng gói và số hiệu (Marks & No.): N/M = No mark = Không có mã ký hiệu

Số lượng và loại kiện hàng (No of Containers or Packages): 2 CTRS (1,440 BAGS)

Hàng được đóng vào 2 container: Mỗi container gồm 720 packages, trọng lượng cả bao bì là 18108.000 KGS, Thể tích mỗi container là 25.000. 10) Loại bao bì và mô tả hàng hóa (Description of Goods)

Shipper’s Pack Load Count & Seal” said to contain = việc chất hàng lên Container, đếm hàng và đóng seal do người gửi hàng tiến hành, hãng tàu không chịu trách nhiệm khi có sự cố về hàng hóa như có hàng cấm trong container, hàng bị mất khi container còn nguyên và seal còn nguyên.

Hạt nhựa GPPS được đóng gói vào 1440 bao. Trọng lượng của hàng hóa không tính bao bì là 37,500.00 LBS. Tổng trọng lượng hàng bao gồm cả

40

bao bì (gross weight) là 36,216.000 KMG. Thể tích của toàn bộ hàng (Measurement) là 50.0000 MTQ.

Cước phí trả trước (Freight prepaid): Theo điều kiện CIF thường sử dụng cước Prepaid, nghĩa là đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước (hãng tàu không chấp nhận công nợ). Một số hãng tàu thu cước khi chủ hãng tàu/đại lý hãng tầu lấy bill gốc, hoặc thu khi phát hành bill, nếu sử dụng Bill surrendered thì có trường hợp thu cước phí trước khi gửi điện giao hàng cho consignee, cước prepaid này áp dụng khi phát hành MBL hoặc HBL.

Số lượng B/L chính thức được phát hành (No. of Original B/L): 3 /(Three) Vận đơn chúng ta đang phân tích đây Vận đơn bản sao (Copy B/L): Vận đơn được phát hành 3 bản và 3 bản vận đơn đều có giá trị như nhau. Khi mà một trong ba vận đơn này được sử dụng thì các bản còn lại sẽ hết hiệu lực.

Nếu như ở bản vận đơn bản sao không có chữ ký bằng tay, không có dấu, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE thì vận đơn bản gốc phải có chữ ký bằng tay lên vận đơn. Đây là điều quan trọng nhất để phân biệt vận đơn gốc và vận đơn bản sao.

11)Nơi và ngày phát hành vận đơn (Place and Date of Issue): Taiwan, ROC (China)

Ngày 27 tháng 5 năm 2020

12)Xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu với chữ ký của người vận tải: Chữ ký người vận tải: Signature as a Carrier = bên xuất khẩu WANHAI.

Nhận xét:

− Vận đơn có đầy đủ nội dung chính. 41

− Vận đơn được phát hành là vận đơn đường biển. Người chuyên chở có nghĩa vụ vận tải từ cảng đầu tới cảng đích, không phải thực hiện nghĩa vụ vận tải ngoài cảng. Cảng dỡ hàng và địa điểm giao hàng cuối trùng nhau.

− Vận đơn là vận đơn đích danh. Ở phần Consignee ghi đích danh tên và địa chỉ người nhận hàng.

− Vận đơn là vận đơn sạch và được đóng dấu là đã xếp hàng lên tàu.

− Vận đơn được làm thành 3 bản gốc, một vận đơn gửi cùng hàng hóa cho người nhận, một vận đơn do người gửi hàng giữ, một vận đơn người chuyên chở giữ. − Các thông tin về hàng hóa trong vận đơn thống nhất với hợp đồng, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói hàng hóa.

− Cước trả trước: Vận đơn cho thấy người gửi hàng là người thuê tàu và phải trả các khoản cước phí phù hợp với điều kiện CIF. Do bên thuê tàu là bên gửi hàng, người thuê tàu phải thanh toán cho người chuyên chở trước khi hàng được gửi. − Trong hợp đồng có mục “Laden on Board” là sự xác nhận của bên phát hành vận đơn rằng hàng hóa đã được đưa lên tàu và với ngày đi kèm cụm từ này thì nó có nghĩa rằng hàng hóa được đề cập trên vận đơn đã được load lên tàu vào ngày được đề cập. Ở đây người phát hành là người vận chuyển hoặc công ty giao nhận hàng hóa được mô tả trên vận đơn đã được sắp xếp lên tàu vào ngày 27/3/2020. Nếu không có ngày cụ thể được đề cập, ngày vận đơn sẽ được coi là chính ngày mà hàng hoá đã được xếp lên tàu. Laden on board chỉ có nghĩa là hàng hoá đã được xếp lên tàu và không được hiểu là tàu đã rời bến cùng hàng hóa trên tàu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU HẠT NHỰA GPPS CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w