21
Phương thức giao hàng: Đường biển
Thời hạn giao hàng: không định kỳ: sau khi nhận được LC gốc từ người mua và ngày nhận LC gốc muộn nhất vào ngày 15 tháng 3 năm 2020 kiểu giao hàng gì (xem trên vận đơn)
Cho phép giao hàng từng phần, cho phép truyền tải: Partial shipment: allowed Transshipment: Allowed
Địa điểm giao hàng:
Cảng đi: Trên hợp đồng ghi: “Bất kỳ cảng nào ở Đài Loan” Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Hợp đồng thực hiện theo điều khoản CIF của Incoterm 2010: Người bán chuyển giao mọi rủi ro cho người mua sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống tàu (on board) tại cảng chỉ định.
Nhận xét:
Thời hạn giao hàng: Vì thanh toán theo hình thức LC nên trong hợp đồng chưa thể xác định được ngày giao hàng tại cảng đi do phụ thuộc vào thời điểm LC được phát hành. Do vậy, thời hạn giao hàng: không kỳ hạn như hợp đồng là hợp lý.
Cảng đi: Trong hợp đồng chưa quy định rõ cảng đi là cảng nào, mới chỉ đề cập chung là thuộc Đài Loan. Sau đó khi bên xuất khẩu thuê tàu và xuất hàng mới ấn định cảng đi là Cảng Kaohsiung, Đài Loan (nội dung này được nêu trong Vận đơn đường biển).
Trên hợp đồng ghi “cho phép giao hàng từng phần” nhưng trong LC thì ghi không cho phép. Trên thực tế hai bên thỏa thuận sau hợp đồng và thực hiện theo như trên LC quy định là “Không cho phép giao hàng từng phần”. Để giải thích vấn đề này, có thể do đặc tính sản phẩm là hạt nhựa, có thể dễ dàng xếp
22
hàng và nhà sản xuất có thể cung cấp toàn bộ, cùng với đó để giảm thiểu chi phí vận tải và sự rắc rối trong thanh toán thì LC không cho phép giao hàng từng phần.
Về thông báo giao hàng: Trong hợp đồng không có quy định về số lần thông báo giao hàng về nội dung trước và sau khi giao hàng. Hai bên không có văn bản trao đổi cụ thể về thời gian hàng rời cảng và thông báo giao hàng mà chủ yếu trao đổi qua email. Có một văn bản duy nhất về thông báo giao hàng là “Giấy báo hàng đến”. Văn bản này không được nhắc đến hay quy định trong hợp đồng mà được đính kèm trong bộ chứng từ.