quan hành chính nhà nước
Việc mở đường đẩy mạnh CCTTHC trên địa bàn huyện Quế Sơn có quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với các hoạt động tuyên truyền chính sách lĩnh vực này. Vì nó có ý nghĩa rất quan trọng mang tính quyết định để mở rộng sức hiểu biết, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, các đối tác xã hội và người dân sở tại nhằm giúp họ chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách CCTTHC.
Thứ nhất, đối với huyện Quế Sơn, UBND huyện hàng năm đều đã ban hành Kế
hoạch tuyên truyền CCHC. Về căn bản, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC trên địa bàn nhiều năm qua đã từng bước được chú trọng bằng nhiều hình thức chủ yếu, như: Các phương tiện thông tin đại chúng (sóng đài Truyền hình – truyền thanh huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở, qua đài FM...), trang thông tin điện tử huyện, tuyên truyền miệng tại các Hội nghị, tuyên truyền lưu động, các Panô, áp phích, lồng ghép trong chương trình tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật, tổ chức tạo đàm, tổ chức hội thi tìm hiểu về CCHC.v.v.. để làm rõ mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của CCTTHC đối với sự phát triển địa phương về kinh tế - xã hội. UBND huyện Quế Sơn kể từ năm 2017 đã thiết kế chuyên mục CCHC phát thanh định kỳ hàng tuần trên sóng truyền thanh của địa phương.
Thứ hai, thông qua sự tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo
về CCTTHC của TW, tỉnh Quảng Nam và huyện Quế Sơn nhiều năm qua đã góp phần mở rộng sự hiểu biết, gia tăng nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, các đối tác xã hội và người dân sở tại về chính sách CCTTHC (mục tiêu, nội dung, sự cần thiết phải thực hiện CCTTHC). Cụ thể, các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC ở Quế Sơn đã từng bước gắn dần với việc làm rõ các nội dung
lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân sở tại, doanh nghiệp và các đối tác xã hội trên địa bàn huyện. Hơn nữa, UBND huyện và các xã trên địa bàn Quế Sơn nhiều năm qua đã chú trọng hơn việc niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị với nhiều hình thức phù hợp, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và dễ tiếp cận cho các đối tác xã hội và người dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, thông qua phát huy vai trò tích cực của Đài truyền thanh - phát lại truyền hình của huyện còn kịp thời phát hiện, công khai phản ánh chính xác về mặt tích cực và các khía cạnh hạn chế, thiếu sót của một số tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác CCTTHC... Qua đó mở ra nhiều điều kiện cho đối tác xã hội và người dân sở tại giám sát được các hoạt động giải quyết TTHC của các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn.
Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến CCTTHC về mô hình một cửa, một cửa liên thông được tăng cường đã góp phần nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm và định hướng trong đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khi giải quyết TTHC. Đồng thời, cùng với việc tuyên truyền phổ biến mô hình một cửa và liên thông, huyện Quế Sơn cũng đã có sự chú trọng cử cán bộ của các Bộ phận một cửa trên địa bàn tham gia tập huấn văn bản chính sách, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của công tác giải quyết TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện còn gắn kết với việc thường xuyên tích cực thông tin, phổ biến về nội dung hoạt động kiểm soát TTHC bằng các hình thức, như: phát hành tờ rơi, sổ tay nghiệp vụ kiểm soát TTHC... tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Một số mặt bất cập tồn tại:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, yêu cầu của chính sách
CCTTHC còn chưa thường xuyên, nội dung chưa phong phú và chưa đầy đủ, cùng với các hình thức chuyển tải chưa lan tỏa rộng đến các đối tượng liên quan, nhất là các đối tác xã hội và người dân; ngay cả hiệu quả công tác thông tin phổ biến chính sách này trên Trang thông tin điện tử của huyện, xã tới các đối tác xã hội, doanh nghiệp và người dân cũng còn hạn chế, khiến họ chưa quen việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là mức độ 3 và 4. Từ đó gây ảnh hưởng làm suy
giảm hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC.
Thứ hai, các văn bản hướng dẫn thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC nhiều khi không cụ thể, thiếu rõ ràng và chưa thống nhất; cùng với một số xã trên địa bàn huyện Quế Sơn vẫn còn tình trạng chưa ban hành kế hoạch tuyên truyền CCHC. Hơn nữa, năng lực tuyên truyền vận động của một số cơ quan, chính quyền xã còn yếu, nên còn có sự nhận thức chưa đầy đủ, chưa đồng đều của người dân sở tại về chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện, làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách này.
Thứ ba, việc công khai TTHC tại bộ phận "một cửa" ở một số địa phương xã
còn chưa đầy đủ, thiếu thông tin, chưa cập nhật kịp thời các quy định mới; nhiều nơi công khai thủ tục nhưng lại thiếu mẫu đơn, mẫu tờ khai. Mặt khác, các thông tin liên quan đến TTHC thuộc thẩm quyền; thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch SDĐ; giá, khung đền bù giá đất chưa được niêm yết công khai kịp thời theo yêu cầu. Nên phần lớn người dân chưa nắm vững những TTHC khi có nhu cầu giải quyết công việc, thường thì khi đến UBND cấp xã được hướng dẫn mới biết được thủ tục cần phải có. Tình trạng này khiến việc triển khai thực hiện chính sách gặp không ít khó khăn.
2.2.3.Tình hình phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan hành chính nhà nước
Căn cứ từ chương trình kế hoạch thực thi chính sách CCTTHC được duyệt và dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị cơ quan, những năm gần đây UBND huyện Quế Sơn và UBND các xã đã tiến hành tổ chức sự phân công để từng bước cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ công việc CCTTHC ở phạm vi địa phương mình (giảm thiểu cơ bản tình trạng chồng lấn, trùng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận chuyên môn). Từ năm 2016, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác đẩy mạnh CCHC khối chính quyền, do Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, Trưởng phòng Nội vụ làm Phó trưởng Ban thường trực và các thành viên là Trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc huyện [56;tr.01].
Mặt khác,chính quyền huyện và các xã, thị trấn đã ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp trong quan hệ công tác giữa các cơ quan đơn vị... để tổ chức
thuận lợi việc thực hiện chính sách CCTTHC trên địa bàn.
Trong phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC, chính quyền huyện Quế Sơn những năm qua đã cơ bản tái thiết trật tự hoạt động quản lý nhà nước về một số mặt lĩnh vực quan trọng như: đầu tư, đất đai, XDCB... Ngoài ra, sự phân công, phân cấp trên địa bàn huyện cũng đã chú trọng mạnh dạn phân cấp thẩm quyền cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp phụ trách việc thực hiện giải quyết các lĩnh vực, như: về đất đai (đăng ký quyền SDĐ lần đầu, chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình - cá nhân, tách thửa hoặc hợp thửa đất, trình tự thủ tục chuyển đổi - chuyển nhượng - cho thuê và cho thuê lại - thừa kế - tặng cho - góp vốn bằng quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...); về hộ tịch; về chứng thực; xác nhận hộ nghèo; Lĩnh vực nuôi con nuôi... Qua đó góp phần khắc phục một bước sự áp lực quá tải đối với huyện và tăng cường dần tính tự chủ cho cấp xã, tạo chuyển biến tích cực một số mặt trong thực hiện chính sách CCTTHC.
Đối với việc thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC những năm gần đây – nhất là từ năm 2019, UBND huyện và các xã, thị trấn đã từng bước củng cố, kiện toàn trên cơ sở cụ thể hóa từng nhóm công việc theo chức năng thẩm quyền của từng cơ quan đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân (chứ không chung chung). Đồng thời, thông qua sự kết nối Bộ phận Một cửa cấp xã với Trung tâm hành chính công huyện Quế Sơn và Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Nam đã từng bước tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan HCNN ở địa phương cũng được đồng bộ hơn. Qua đó những năm qua đã góp phần thực hiện thuận tiện từ khâu tiếp nhận, thẩm định đến phê duyệt và trả kết quả (quy trình bốn bước) tại Bộ phận Một cửa đối với các TTHC đủ điều kiện theo Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-VPCP.
Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong CCTTHC thời gian qua đã tạo thuận lợi thúc đẩy sự phối hợp tích cực hơn giữa các phòng ban, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện Quế Sơn. Cụ thể: Một mặt, tăng cường trao đổi các văn bản trên mạng qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Q-Office), giúp cho hoạt động quản lý, điều hành được nhanh chóng; Một mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng phần mềm chuyên dùng chung đối với các lĩnh vực tài chính, tư pháp - hộ tịch, kiểm soát TTHC, quản lý văn bản, văn thư, lưu trữ; hệ thống truyền hình
trực tuyến đến các xã, thị trấn đã đi vào vận hành có hiệu quả.
Một số khía cạnh đặt ra vấn đề bất cập trong hoạt động phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN:
Thứ nhất, việc phân công chức năng, nhiệm vụ cùng với sự phân cấp, phân
quyền giữa các cấp quản lý và giữa các cơ quan HCNN cùng cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng vẫn còn chung chung, chưa đủ rõ và chưa thực sự hợp lý. Hơn nữa, sự phân cấp bị chi phối của tính cục bộ giữa các cơ quan HCNN các cấp, nên phần lớn quyền hạn vẫn tập trung vào cấp trên (chưa mạnh dạn giao quyền cho địa phương cấp dưới); sự phân cấp cũng chưa tính đến sự phù hợp với đặc điểm riêng về văn hóa, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Điều này dẫn đến các cơ quan HCNN cấp dưới của địa phương thiếu tính chủ động và tính tự chủ yếu, xảy ra tình trạng trông chờ, lệ thuộc vào cơ quan HCNN cấp trên, nên khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương gặp nhiều khó khăn và chậm trễ, làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC.
Thứ hai, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
trong mối quan hệ công tác giữa một số cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn còn chồng chéo, trùng lắp, chưa cụ thể hoá đầy đủ... Bản thân các cơ quan HCNN trên địa bàn cũng chưa đề cao trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để kết nối với nhau trong quá trình thực thi chính sách CCTTHC. Hiện trạng này khiến cho một số mặt nội dung của chính sách CCTTHC mới chỉ dừng lại ở bản liệt kê nội dung chính sách CCTTHC, mà thiếu chương trình hành động cụ thể; cũng như không xác định cụ thể, rõ về lĩnh vực nào trọng điểm phải ưu tiên trong thực hiện từ căn cứ tình hình đặc điểm của địa phương.
Thứ ba, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn
hiện đang thiếu sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động chia sẻ, công khai thông tin, trao đổi, phối hợp giải quyết lĩnh vực TTHC (chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối). Mặt bất cập thể hiện rõ nét ở: khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp trong giải quyết hồ sơ và công việc ở một số nơi còn chưa ổn; tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ở các xã, thị trấn chưa được chú trọng bố trí cán bộ, công chức phù hợp về năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, phong cách giao tiếp
và tinh thần trách nhiệm (nhất là công chức trực tiếp nhận, giải quyết TTHC ở các lĩnh vực đất đai, tư pháp-hộ tịch, Lao động, Thương binh – xã hội); việc niêm yết địa chỉ, số điện thoại góp ý phản ánh, kiến nghị về nội dung các TTHC ở một số địa phương, đơn vị cũng chưa thực hiện tốt[57;tr.04]. Chính việc thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, dẫn đến kéo dài thời gian, làm chậm việc thực hiện chính sách CCTTHC, gây khó khăn cho các đối tác xã hội, doanh nghiệp và người dân...
Thứ tư, trong quá trình rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC thuộc
thẩm quyền và tổ chức thực hiện các TTHC liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện vẫn còn lúng túng, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ; thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ chưa thực hiện đúng theo Quy chế phối hợp giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông thuộc các lĩnh vực, như: đất đai, xây dựng, đầu tư, lao động, thương bình và xã hội... Ngay cả tỷ lệ trao đổi văn