Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 93)

Để đảm bảo nguồn lực cho thực thi chính sách CCTTHC, ngoài sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn lực do nhà nước đầu tư, cần thực hiện cơ chế xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực cho thực hiện chính sách này. Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện TTHC; đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho đa mục tiêu, tạo điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử và tin học hóa trong thực hiện TTHC trong các lĩnh vực.

Cần chú trọng tổ chức các hoạt động đối thoại mở rộng với các đối tác xã hội, các nhóm đối tượng chính sách, hoạt động phục vụ điều tra, khảo sát thu thập bằng chứng nhằm nhận diện và xác định đúng nguyên nhân của những vấn đề chính sách phát sinh – làm căn cứ khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động điều chỉnh chính sách CCTTHC, cũng như đảm bảo quá trình thực thi chính sách CCTTHC đạt hiệu quả.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp; gắn kết với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 trên Cổng thông tin UBND huyện Quế Sơn; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để rút ngắn thời gian tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Cải tiến chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo động lực tích cực đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC và chuyên trách làm công tác CCTTHC và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

Tiểu kết chương 3

Thông qua việc phân tích rõ nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), chương 3 đưa ra sau phương hướng và tập trung đề xuất bảy nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, cụ thể là:

- Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục hành chính;

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến chính sách cải cách thủ tục hành chính tại địa phương;

- Sắp xếp tinh gọn các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính;

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành chính sách cải cách thủ tục hành chính;

- Tăng cường sự tương tác, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính;

- Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính;

- Nhóm giải pháp khác: (1) Cần thực hiện cơ chế xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực cho thực hiện chính sách CCTTHC. Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện TTHC; đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho đa mục tiêu; (2) Cần chú

trọng tổ chức các hoạt động đối thoại mở rộng với các đối tác xã hội, các nhóm đối tượng chính sách, hoạt động phục vụ điều tra, khảo sát thu thập bằng chứng nhằm nhận diện và xác định đúng nguyên nhân của những vấn đề chính sách phát sinh; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước gắn kết với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; (4) Cải tiến chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo động lực tích cực đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC và chuyên trách làm công tác CCTTHC và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của bối cảnh mở cửa và hội nhập phát triển, việc tổ chức thực thi chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN là vấn đề mang tính cấp thiết. Thực hiện chính sách CCTTHC là toàn bộ hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình tổ chức triển khai chương trình hành động bằng các giải pháp, công cụ đã được xác định trong các quyết định pháp lý về CCTTHC nhằm đảm bảo các mục tiêu chính sách CCTTHC đã vạch ra trở thành hiện thsự, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao khả năng phục vụ nhân dân và xã hội - vì sự phát triển ổn định và bền vững.

Trên cơ sở phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, việc thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN phải theo quy trình các bước trình tự, đó là: (1) Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều hành thực hiện chính sách; (2) Tuyên truyền phổ biến chính sách; (3) Phân công và phối hợp thực hiện chính sách; (4) Duy trì và điều chỉnh chính sách; (5) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chính sách; (6) Đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN.

Tuy nhiên, để thực thi thuận lợi chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải tôn trọng nguyên tắc duy trì nhất quán mục tiêu ban đầu của chính sách CCTTHC đã xác định; (2) Xuất phát từ định hướng tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, của vùng và của từng địa phương ở bối cảnh mở cửa và hội nhập để phát triển hiện nay, cùng với quá trình tái thiết một nền hành chính phục vụ; (3) Căn cứ vào vấn đề hiện trạng của quản lý hành chính nhà nước ở các cấp hiện nay, mà trước hết là những bức xúc, khúc mắc về TTHC của vấn đề chính sách CCTTHC trước nhu cầu thực tiễn phát triển của xã hội... Đồng thời, phải tính đến các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng nhằm không ngừng cải thiện quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN.

Từ nghiên cứu đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) để phân tích làm rõ tình hình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN ở các khía cạnh cụ thể: (1) Xây dựng và ban hành kế hoạch tổ

sách; (3) Sự phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN; (4) Tình hình duy trì và điều chỉnh chính sách; (5) Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chính sách; (6) Tình hình đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách. Từ đó, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn.

Cụ thể, về kết quả đã đạt được: Quá trình tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn đã có sự cải thiện tích cực những năm gần đây. Tư duy quản lý từ “nền hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ” được thay đổi. Chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn của huyện Quế Sơn đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách CCTTHC; thực hiện nghiêm chủ trương “3 nhất” của Huyện ủy đề ra và mô hình “4 xin, 4 luôn - 3 không, 3 nên”. Cơ chế "một cửa" được thực hiện có chất lượng hơn đã góp phần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan HCNN, từng bước đổi mới cách thức thực hiện và đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong tổ chức thực hiện chính sách, tạo cơ chế giám sát của nhân dân đối với cơ quan HCNN... Nhờ đó, tính năng động, trách nhiệm, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan HCNN được cải thiện rõ rệt. Mỗi khi nhận được sự chỉ đạo của TW, của tỉnh Quảng Nam về nội dung mới về chính sách CCTTHC, thì chính quyền huyện Quế Sơn đều kịp thời xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; đã kịp thời tuyên truyền phổ biến chính sách này; bước đầu chú trọng tới sự phân công - phối hợp giữa các phòng ban, giữa các cấp trong thực hiện chính sách CCTTHC. Để duy trì và điều chỉnh tính khả thi của chính sách này, các cơ quan HCNN trên địa bàn cũng đã đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để kịp thời khắc phục những vướng mắc, bất cập về giải pháp chính sách; theo đó, TTHC ở huyện Quế Sơn được cải cách đơn giản hóa nhiều so với những năm trước đây cũng như tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng Trung tâm hành chính công của huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Đồng thời, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá, tổng kết huyện cũng được huyện chú trọng hơn để rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC...

Về mặt vấn đề hạn chế đặt ra, đó là: Các hoạt động thực thi CCTTHC của một số cơ quan HCNN huyện Quế Sơn còn chưa đồng bộ. Quan hệ phối hợp trong

giải quyết hồ sơ giữa các cấp và giữa các cơ quan HCNN cùng cấp hiện vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, dẫn đến việc trể hẹn giải quyết hồ sơ hành chính. Ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan HCNN chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm diễn ra. Trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức tại UBND, nhất là ở cấp xã còn một số hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng xử lý và thao tác nghiệp vụ. Một tỷ lệ đáng kể công chức tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” cấp xã do chưa chuẩn hóa về năng lực và kỹ năng tác nghiệp, nên chưa hoàn toàn thạo. Quá trình triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên địa bàn huyện rất ít phát sinh hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Điều này cũng cho thấy công tác tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện chưa có sự chuyển biến rõ về tính hiệu quả... Trong các nguyên nhân dẫn đến hạn chế, đó là: (1) Hệ thống thể chế, pháp luật về TTHC còn chậm đổi mới, gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức thực hiện; (2) Sự quyết tâm thực hiện cam kết hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chính sách CCTTHC chưa cao và thiếu sự tập trung chỉ đạo. Trách nhiệm giải trình của người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị, địa phuơng trong quá trình thực thi chính sách còn hạn chế, hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm còn xảy ra; (3) Năng lực của một bộ phận đáng kể trong đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Quế Sơn, nhất là ở cấp xã còn chưa đáp ứng được yêu cầu; (4) Nhận thức về vị trí, vai trò, đặc điểm, tính chất của chính sách CCTTHC chưa đầy đủ; nhiều người hiểu chính sách này chỉ đơn giản là những chủ trương, chế độ nhà nước ban hành một cách chung chung.

Thông qua việc phân tích rõ nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam), chương 3 đưa ra sau phương hướng và tập trung đề xuất bảy nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, cụ thể là:

- Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC;

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến chính sách CCTTHC tại địa phương;

- Sắp xếp tinh gọn các cơ quan HCNN cấp huyện để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC;

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành chính sách CCTTHC;

- Tăng cường sự tương tác, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan HCNN trong quá trình thực hiện chính sách CCTTHC;

- Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách CCTTHC;

- Nhóm giải pháp khác: (1) Cần thực hiện cơ chế xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực cho thực hiện chính sách CCTTHC. Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện TTHC; đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho đa mục tiêu; (2) Cần chú trọng tổ chức các hoạt động đối thoại mở rộng với các đối tác xã hội, các nhóm đối tượng chính sách, hoạt động phục vụ điều tra, khảo sát thu thập bằng chứng nhằm nhận diện và xác định đúng nguyên nhân của những vấn đề chính sách phát sinh; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan HCNN gắn kết với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; (4) Cải tiến chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo động lực tích cực đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC và chuyên trách làm công tác CCTTHC và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. ./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 93)