Tăng cường sự tương tác, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 84)

chính nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính

Sự tương tác, phối hợp giữa các cơ quan HCNN trong quá trình thực hiện chính sách, xét về nguyên lý là áp dụng theo hai chiều: (1) Sự tương tác, phối hợp

giữa cơ quan các cấp theo chiều dọc: Đó là sự tương tác trao đổi giúp cho cơ quan

cấp dưới nắm bắt được mục tiêu yêu cầu chính sách của cơ quan cấp trên, còn cơ quan cấp trên có thể nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của cơ quan cấp dưới (cấp thực thi trực tiếp); (2) Sự tương tác, phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp theo

chiều ngang: Đó là việc thực thi chính sách thường liên quan đến nhiều cơ quan

cùng cấp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Nhưng trong quá trình hợp tác giữa các cơ quan cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công khó tránh khỏi một số vấn đề nảy sinh (mâu thuẫn hoặc thiếu thống nhất). Vì vậy, sự tương tác, trao đổi chia sẻ thông tin theo chiều ngang có tác dụng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan.

Cùng với tương tác và trao đổi hai chiều nêu trên, thì hoạt động điều phối chính sách là phương thức quan trọng để tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các bên, hạn chế giảm thiểu các mâu thuẫn và không đồng thuận giữa các bên.

Như vậy, để tăng cường sự tương tác và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn trong quá trình thực hiện chính sách CCTTHC, cần chú trọng:

Thứ nhất, việc tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan HCNN trên địa

bàn huyện Quế Sơn trong quá trình thực hiện chính sách CCTTHC, cần tập trung vào mục tiêu: (1) Thực hiện rút ngắn quy trình xử lý các TTHC thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý, thẩm quyền giải quyết của ngành và địa phương, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trên địa bàn; (2) Giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm tối đa thời gian và chi phí thực hiện TTHC, nhất là giảm tối đa các chi phí không chính thức theo phản ánh của doanh nghiệp trong giải quyết TTHC; (3) Thực hiện mẫu hóa các nội dung theo hướng chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đặc biệt TTHC liên quan đến doanh nghiệp.

Thứ hai, tập trung CCTTHC trong phối hợp hoạt động của cơ quan HCNN và

giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương với nhau theo hình thức mỗi lĩnh vực chỉ thuộc một đầu mối quản lý duy nhất của một cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng chéo, chồng lấn. Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn, từng cán bộ, công chức trong việc phối hợp xử lý các nhiệm vụ chung; khắc phục tình trạng không rõ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn có nhiều loại hồ sơ hành chính liên quan đến

thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có thể xác định được kết quả cuối cùng. Do vậy, để tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan phòng ban cấp huyện, giữa UBND tỉnh Quảng Nam – UBND huyện Quế Sơn – UBND các xã, thị trấn cần chú trọng tăng cường sự thống nhất đầu mối giải quyết TTHC theo theo mô hình liên thông thực hiện theo cơ chế Một cửa (Một cửa liên thông) nhằm đảm bảo tính thông suốt để giải quyết các TTHC cho tổ chức và cá nhân. Nói cách khác, cơ chế "một cửa liên thông" đặt ra yêu cầu các cơ quan HCNN có trách nhiệm (khắc phục được tình trạng tổ chức, công dân đi lại nhiều lần đi từ cơ quan này tới cơ quan khác để giải quyết hồ sơ hành chính); người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối. Hiệu quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân.

Thứ tư, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan HCNN trên địa bàn

Quế Sơn trong việc tiếp nhận và xử lý ý kiến đóng góp, phản biện xã hội của các nhóm đối tượng chịu tác động của chính sách CCTTHC để đảm bảo sự phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng tác động, đảm bảo tính khả thi trong quá trình chỉnh lý, tiếp thu, giải trình quá trình thực hiện TTHC trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 84)