Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 77)

Thực tế, khi xây dựng chính sách CCTTHC, nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền có xu hướng cục bộ, mà chưa hoàn toàn vì lợi ích chung của xã hội và người dân, khiến gây nên tình trạng sự chồng chéo trong thực hiện chính sách này. Vì thế, để bảo đảm thực hiện chính sách CCTTHC không bị chồng chéo/ trùng lắp, cần tăng cường hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC dựa trên sự phối hợp của các cơ quan và các bên tham gia có liên quan, phải xuất phát từ quyền lợi, nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp và phải tập trung vào khắc phục một số vướng mắc cụ thể trong thực hiện TTHC ở Quế Sơn do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước như: Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện TTHC.

Thứ nhất, tập trung vào rà soát lại, sửa đổi bổ sung, thay thế để hoàn thiện việc

thống nhất ban hành khung thể chế quy định pháp luật có liên quan tới quá trình thực hiện chính sách CCTTHC.

Thứ hai, đối với việc đánh giá tác động TTHC trong vai trò góp phần cải thiện

môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực xã hội trong điều kiện một số quy định về TTHC còn chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện... Do đó, Phòng Tư pháp và Phòng Nội vụ huyện Quế Sơn cần tranh thủ phối hợp sự chỉ đạo, hướng dẫn của sở Tư pháp, Bộ Tư Pháp trong việc thường xuyên chủ động tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành về công tác đánh giá tác động TTHC. Đây là giải pháp có tính khả thi nhằm vào mục tiêu:

Đẩy mạnh tái rà soát các quy định pháp luật về TTHC để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu tương thích, chồng chéo, không thống nhất giữa các quy định pháp luật nhằm tăng cường cơ sở pháp lý và đảm bảo tính thống nhất đồng bộ hệ thống TTHC, cũng như bảo đảm 100% TTHC được chuẩn hóa;

Tăng cường hoàn thiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trên cơ sở nghiên cứu xây dựng quy định về việc tăng tỷ lệ chuyên trách cán bộ, công chức ở cả Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã; đồng thời đổi mới quy định về việc chuẩn hóa kỹ năng tác nghiệp, văn hóa ứng xử công vụ của cán bộ, công chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.

Thứ ba, cần thể chế hóa quyền được tham vấn, được chủ động góp ý kiến của

công chúng thành luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (hiện mới chỉ dừng lại ở mức pháp lệnh dân chủ cơ sở nên chưa đủ mạnh). Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về lấy ý kiến nhân dân và phản biện xã hội nhằm áp dụng cơ chế chính thức trong việc tham vấn các ý kiến thiết thực, khách quan về nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của các nhóm đối tượng chính sách, các đối tác xã hội có liên quan để đảm bảo đánh giá kỹ lưỡng trước các tác động của chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN đối với xã hội.

Mặt khác, cần đẩy mạnh nghiên cứu tổng kết thực tiễn địa phương Quế Sơn để góp phần xây dựng và thông qua luật tiếp cận thông tin nhằm tạo cơ hội tiếp cận thông tin cho công chúng từ cấp xã trong quá trình xây dựng pháp luật về TTHC.

Thứ tư, tập trung vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá tác

động TTHC thông qua việc sửa đổi hoặc thay thế Thông tư 07/2014/TT-BTP theo hướng: (1) Bổ sung các quy định pháp luật về phương pháp đánh giá tác động TTHC trong giai đoạn lập đề nghị; (2) Hoàn thiện các nội dung biểu mẫu đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý, tính toán chi phí tuân thủ TTHC trong cả 2 giai đoạn xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quản lý hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo đảm bảo tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp của TTHC, đảm bảo TTHC được ban hành có chi phí tuân thủ thấp nhất, góp phần tạo điều kiện cho đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân, doanh

nghiệp; (3) Bổ sung mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá TTHC để đảm bảo việc xây dựng báo cáo được thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị; (4) Bổ sung quy định về thống nhất trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, nội dung phối hợp giữa cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát TTHC với các cơ quan chuyên môn về xây dựng văn bản QPPL trong quá trình tham gia ý kiến dự thảo có quy định TTHC trong mọi giai đoạn lập đề nghị, soạn thảo, dự thảo văn bản quản lý hành chính.

Sửa đổi Thông tư 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 theo hướng bổ sung quy định liên quan chế độ báo cáo đánh giá tác động TTHC của địa phương với các biểu mẫu thống kê kèm theo để phục vụ hoạt động quản lý trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 77)