Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)

tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Nâng cao chất lượng thực thi chính sách CCTTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp lấy mục tiêu là: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, công bằng, bình đẳng (ít phân biệt giữa khu vực tư và khu vực công, nhất là doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước) để giải phóng mọi nguồn lực của xã hội nhằm bảo đảm tạo lập môi trường và điều kiện ổn định, thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế địa phương nhanh, bền vững. Do đó, cần chú trọng các phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách CCTTHC phải phù hợp với điều kiện thực tiễn

địa phương Quế Sơn và phải đặt trong tổng thể thực hiện CCHCNN theo Nghị quyết 16 –NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh cải cách

hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Xuất phát từ mối quan hệ giữa nhà nước với công dân là mối quan hệ bình đẳng, các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định rõ ràng. Trong đó, nhà nước lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phải phục vụ trong việc tổ chức thực thi pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quan hệ với Nhà nước; phục vụ cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là về TTHC trong quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức (cung cấp dịch vụ hành chính công). Vì vậy, phải đổi mới tư duy từ “nền hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ” trong bối cảnh chuyển đổi số để gắn kết giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, trong đó: cần xác định “người dân và doanh nghiệp” là khách hàng và là đối tượng được phục vụ, còn các cơ quan HCNN các cấp cùng đội ngũ

cán bộ công chức phải là người phục vụ và phải thực hiện một cách công khai minh bạch; phải lấy việc đảm bảo lợi ích thiết thực và “sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp” là tiêu chí đánh giá để kiểm chứng về chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN các cấp.

Thứ hai, đẩy mạnh CCTTHC đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến

người dân, doanh nghiệp để đáp ứng bối cảnh xây dựng nền hành chính phục vụ; cải cách TTHC nội bộ giữa cơ quan HCNN trong bối cảnh chuyển đổi số.

Theo đó, tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; tiếp tục nâng cao hiệu quả giải quyết các TTHC về thời gian, trình tự thực hiện, tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho các tổ chức, công dân; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường mạng để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau; gắn liền việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, công dân nộp hồ sơ, TTHC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Đối với huyện Quế Sơn:

“Phấn đấu đến năm 2025: 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng lại của tỉnh.

80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)...; 90% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt 90% trở lên; trong đó, lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt 85% trở lên. Mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ cung cấp y tế, giáo dục công lập đạt 85% trở lên;

Phấn đấu đến năm 2030: Chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng cho người dân; để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm cùng tạo ra

giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.

100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền thuộc tỉnh Quảng Nam. Mức độ hài lòng về giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%”[34;tr.03-04].

Thứ ba, xuất phát từ mẫu số chung là đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp,

người dân và các đối tác xã hội trong giải quyết TTHC, vì vậy để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn phải gắn liền với việc cải cách xã hội hóa một số dịch vụ công để chuyển những việc không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận. Nói cách khác, để giảm tải những việc không nhất thiết và tập trung vào thực thi hiệu quả chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn cần thực hiện cơ chế xã hội một số dịch vụ công để ủy quyền cho tổ chức ngoài nhà nước thực hiện một số công việc hành chính, một số TTHC trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức. Ở huyện Quế Sơn, có thể đề xuất việc thực hiện thí điểm xã hội hóa ở những mức độ nhất định đối với một số loại hình dịch vụ hành chính công phục vụ thiết thực cho người dân và doanh nghiệp theo lộ trình triển khai Nghị quyết 16 –NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh cải cách hành chính trên

địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ tư, do hiện nay trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan HCNN trên

địa bàn huyện Quế Sơn còn chưa đủ rõ, biểu hiện của sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ cũng như chưa quy được trách nhiệm cụ thể. Vì vậy, bên cạnh phải đổi mới công tác tuyên truyền chính sách để đảm bảo tính hiệu quả; tập trung tái rà soát làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để chủ động cải cách tinh gọn về tổ chức bộ máy trong từng nội bộ cơ quan; nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách thì: cần phải xác định tăng cường trách

nhiệm giải trình của người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện phải gắn kết với thực hiện cơ chế kiểm soát phòng chống quan liêu, tham nhũng lãng phí. Đây cũng là cơ sở tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan HCNN với các đối tác xã hội và người dân trong giải quyết TTHC.

Thứ năm, muốn nâng cao hiệu quả thực thi chính sách CCTTHC trong các cơ

quan HCNN trên địa bàn huyện, cần tăng cường sự tương tác và phối hợp trong thực hiện chính sách này. Việc chưa coi trọng đúng mức sự tương tác và phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các cơ quan với nhau trên địa bàn huyện Quế Sơn là một trong các nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả thực thi chính sách không đạt được như dự kiến. Điều này thể hiện ở chỗ: ở một số nơi, sự phối hợp giữa các cơ quan theo chiều ngang trên địa bàn huyện còn chưa tốt, cấp huyện thiếu sâu sát với cấp xã, thiếu sự kiểm tra, giám sát, điều chỉnh đối với hoạt động thực thi chính sách của cấp xã, nên đã dẫn đến hệ quả tiêu cực. Cách làm truyền thống trong thực thi chính sách thường được sử dụng là biện pháp hành chính – mệnh lệnh; còn việc đối thoại, tương tác và nắm bắt thông tin kịp thời từ đối tượng chính sách trong quá trình thực thi chính sách của một số cơ quan trên địa bàn Quế Sơn chưa được coi trọng.

Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn, cần thông qua nhiều biện pháp để tăng cường sự tương tác và phối hợp giữa cấp huyện và cấp xã, giữa các cơ quan cùng cấp và giữa cơ quan thực thi chính sách CCHCNN và đối tượng chính sách này, tăng cường coi trọng nâng cao mức độ tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách thông qua việc thật sự tôn trọng và đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đối tượng chính sách. Thực tiễn cho thấy, khi nào có được đồng thuận và ủng hộ của người dân thì chính sách được triển khai thuận lợi và tính hiệu quả trong thực thi chính sách gia tăng.

Đồng thời, việc tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn trong quá trình thực hiện chính sách CCTTHC cần phải gắn kết với việc đổi mới phương thức giải quyết TTHC (bao gồm cả nội dung quy định cũng như tình trạng giải quyết, kết quả giải quyết).

Thứ sáu, coi trọng công tác tổ chức thực hiện thí điểm mô hình để làm cơ sở đánh giá tổng kết về kết quả thực hiện mô hình triển khai CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn (mà tiêu biểu mô hình một cửa của thị trấn Đông Phú là một điểm sáng) nhằm áp dụng mở rộng đối với các địa phương xã có điều kiện phù hợp nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa. Việc xác định các mục tiêu CCTTHC cần mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)