Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở một số địa

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở một số địa

phương trong nước

1.2.2.1. Huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình)

Năm 2013, sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, cán bộ và nhân dân xã Vũ Tây tiếp tục bắt tay “nâng cấp” các tiêu chí, hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ông Bùi Trọng Liễn, Chủ tịch UBND xã Vũ Tây cho biết: NTM là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau NTM chúng ta phải có NTM nâng cao, rồi NTM kiểu mẫu. Xác định được điều đó, ngay sau khi đạt chuẩn NTM, Vũ Tây đã huy động hàng nghìn ngày công, hàng chục tỷđồng đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng, hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020. Hiện xã tựđánh giá đạt 11/11 tiêu chí NTM nâng cao. Ấn tượng đầu tiên khi về Vũ Tây là một không gian xanh mát với những đường làng ngõ xóm tít tắp và thoáng sạch. Đến nay, 100% đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, 100% hộ sử dụng nước sạch, 100% hộ bỏ rác đúng điểm tập kết, đúng giờ vào 2 buổi cố

định trong tuần; 100% rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý triệt để, ngày 24 hàng tháng trở thành ngày tổng vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm. Thu nhập của người dân được nâng lên, đạt gần 44 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,8 lần so với thời điểm được công nhận đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%.

Được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2014, những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Song An (Vũ Thư) đang quyết tâm thực hiện các tiêu chí để được công nhận xã NTM nâng cao vào năm 2020. Theo ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã thì mục tiêu xây dựng NTM cũng như tiến tới NTM nâng cao của Đảng bộ, chính quyền xã Song An là làm thế nào để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã thường xuyên đề ra các giải pháp và triển khai quyết liệt nhiều công việc trọng tâm để không ngừng hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao. Trong đó, Ban Chỉđạo xây dựng NTM xã xác định việc nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ quan trọng nên lãnh đạo địa phương cùng các đoàn thể từ xã đến thôn không ngừng vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao. Triển khai quy vùng sản xuất tập trung, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi bảo đảm hiệu quả, bền vững gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Đến nay Song An mới đạt 6/11 tiêu chí xã NTM nâng cao. Vì vậy, thời gian tới xã tập trung rà soát từng tiêu chí, tiểu mục, từng lĩnh vực đã đạt, chưa đạt, tiểu mục cần nâng cao, bổ sung, xây dựng phương án triển khai, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trước quý II/2020.

1.2.2.2. Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở tỉnh Hà Tĩnh

Với quan điểm xây dựng NTM “thôn vững, xã chắc”, đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững, gắn phát triển sản xuất với BVMT, bảo tồn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa mỗi miền quê, từ năm 2014, Ban Chỉ đạo NTM, UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trương xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, đến nay, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Xuất phát từ thực tiễn là địa phương thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, cùng tính bền vững chưa cao của kết quả những năm đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, năm 2014,

Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng thí điểm 5 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 vườn mẫu đại diện cho ba vùng sinh thái với những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia. Để triển khai trên diện rộng, UBND tỉnh đã ban hành Bộ Tiêu chí và bổ sung yêu cầu khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu vào Bộ Tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn (Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND), đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu (2014 - 2016), tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng/khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn) đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung ưu tiên như: quy hoạch, làm hàng rào xanh, giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...). Hiện nay, tỉnh có chính sách thưởng theo kết quảđầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng (không giới hạn về số lượng khu, vườn). Với những bước đi, cách làm cụ thể, sáng tạo, phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh đã lan tỏa rộng khắp, đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả cao, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường.

Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay Hà Tĩnh có 1.686/1.715 thôn triển khai xây dựng (chiếm 98% tổng số thôn), trong đó có 298 khu dân cư, 3.000 vườn mẫu đạt chuẩn; nhiều khu dân cư kinh tế phát triển, môi trường đảm bảo, cảnh quan đẹp, văn hóa được phát huy, đã trở thành vùng quê "Trù phú - An lành", là "nơi đáng sống”. Một trong những địa bàn khởi sắc nhờ phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh là thôn Sơn Bình (xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Tính đến năm 2018, 100% các vườn của thôn được quy hoạch, với 15 vườn mẫu đạt chuẩn; 19 mô hình sản xuất cho thu nhập trên 100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng/năm. Hệ thống đường giao thông trục thôn, ngõ xóm được bê tông hóa; 100% các tuyến đường đều xây bồn hoa, trồng hàng rào xanh, đảm bảo chuẩn theo quy định xây dựng NTM.

Phát huy lợi thế có diện tích lớn đất cát và pha cát, thời gian qua, huyện Cẩm Xuyên đã khuyến khích người dân cải tạo, quy hoạch vườn hộ để phát triển sản

xuất. Ba loại cây trồng chủ lực được người dân đầu tư đem lại giá trị kinh tế là mướp đắng, mướp ngọt và dưa chuột. Đến nay, toàn huyện có trên 15.000 vườn hộ được thiết kế, quy hoạch, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, đầu tư bài bản. Hay tại huyện Can Lộc, với sự vào cuộc tích cực của chính quyền và người dân trong phong trào xây dựng NTM, đến tháng 8/2020, huyện có 42/164 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, chiếm tỉ lệ 26% tổng số thôn. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2020, toàn huyện sẽ có thêm 25 thôn, tổ dân phố về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu. Cùng với đó, huyện Can Lộc cũng đã nâng cấp mở rộng được 83,4 km đường giao thông nông thôn; 20,3 km mương rãnh thoát nước trong khu dân cư, 10 km kênh mương nội nội đồng; xây dựng 2 trạm biến áp, kéo mới 17,6 km đường điện; sửa chữa, nâng cấp 12 công trình trường học các cấp, 5 nhà văn hóa xã, 11 nhà văn hóa thôn, 13 khu thể thao thôn,...

Mặc dù năm 2020, trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh covid- 19, thiên tai lũ lụt nhưng các địa phương đã rất nỗ lực, có nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt để hoàn thành và nâng cao các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Một số xã như: Hương Giang, Hương Xuân (Hương Khê); Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh); Sơn Tiến (Hương Sơn); Ân Phú, Đức Lĩnh (Vũ Quang), Ngọc Sơn (Thạch Hà), Tùng Ảnh (Đức Thọ),… có quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành các tiêu chí, đảm bảo chất lượng cao. Đặc biệt, các xã đưa vào danh sách đề xuất xét công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu không có nợđọng xây dựng cơ bản; tỷ lệ hài lòng của người dân với kết quả xây dựng NTM đều đạt cao hơn so với yêu cầu quy định.

1.2.2.3. Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh có tổng số 11 xã và thị trấn. Đến nay, toàn huyện đã có 100% xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể các năm như sau: Năm 2017 có 03 xã được công nhận: Đông Ngũ, Đông Hải và Tiên Lãng. Năm 2018 có 03 xã được công nhận: Đồng Rui, Hải Lạng và Yên Than. Năm 2019 có 04 xã được công nhận: Đại Thành, Điền Xá, Phong Dụ và Hà Lâu. Bài học kinh nghiệm về xây dựng NTM kiểu mẫu ở huyện Tiên Yên có thể tóm tắt như sau:

(1) Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư thực hiện xây dựng NTM toàn diện, đồng bộ từ quy hoạch đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng nông thôn. Xây dựng NTM phải gắn với yêu cầu đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng du lịch và dịch vụ; đảm bảo tính kết nối đồng bộ theo hệ thống giữa các thôn, xã, huyện, vùng; nhất là về giao thông, thủy lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại.

(2) Rà soát, điều chỉnh bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với nâng cấp đô thị cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải thực chất, bền vững trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã để xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành từng nhiệm vụ, tiêu chí một cách bền vững.

(3) Phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng chống thiên tai, phục vụứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn.

(4) Nâng chất các tiêu chí xã NTM

Các xã tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng chất các tiêu chí xã NTM theo Bộ Tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019- 2020 tại Quyết định số 3923/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020, trong đó, riêng năm 2020 có 3 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao (Yên Than, Đồng Rui, Hải Lạng) và 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng).

(5) Khai thác triệt để thế mạnh, đặc trưng, lĩnh vực nổi trội nhất của 6 xã nông thôn trong lộ trình xây dựng NTM kiểu mẫu như sau:

- Xã Đông Ngũ: Thế mạnh, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp vùng đồi núi thấp để phát triển rau cải xanh, cây ăn quả (cam, na, ổi,...) với tiềm năng diện tích 800 ha, chăn nuôi lợn, gà, thủy sản,... Ngoài ra, môi trường cảnh quan khang trang, xanh sạch đẹp vì hiện nay các tiêu chí đạt thôn kiểu mẫu của xã đều đạt và cảnh

quan môi trường trên địa bàn đều xanh - sạch - đẹp được người dân và các cấp nghi nhận.

- Xã Đông Hải: Thế mạnh, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp vùng thấp, nhận thức tốt, nhạy bén áp dụng KHCN để phát triển kinh tế vườn đồi cây ăn quả với tiềm năng diện tích 1000 ha như cam (40 ha), na (6 ha), bưởi, ổi,… Ngoài ra còn có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản (trên 800 ha) với trên 200 hộ, rừng ngập mặn trên 1000 ha, rừng cây gỗ lớn (giổi,...), dược liệu (Ba kích, cát sâm, kim ngân,...), chăn nuôi gà, lợn,...

- Xã Tiên Lãng: Kinh tế tiểu thủ công nghiệp-xây dựng phát triển mạnh đứng đầu huyện với 30 doanh nghiệp. Nông nghiệp có thế mạnh về khai thác thủy hải sản với 204 tàu và trên 600 lao động; Nuôi trồng thủy sản 180 ha và 37 lồng bè với hơn 90 hộ và 1 HTX; Nghề nuôi ong lấy mật là thế mạnh nổi bật với 1 HTX và 30 hộ nuôi ong với tổng đàn ong hơn 700 đàn. Mô hình hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút trên 60% dân cư tham gia; mỗi thôn có ít nhất 1 CLB văn hóa, văn nghệ, thể thao hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Ngoài ra, tiềm năng du lịch bãi cát Lòng Vàng tiếp giáp với xã Đồng Rui hoặc lễ hội dân tộc Dao thôn Cống To và Cái Mắt.

- Xã Yên Than: Tiềm năng phát triển quế (200 ha), dược liệu (cà gai leo, thìa canh, ba kích, cát sâm, linh lăng, địa liền,…), mật ong, gà, cây ăn quả (vải, bưởi,…), du lịch sinh thái-văn hóa dân tộc Dao Pạc Sủi.

- Xã Hải Lạng: Thế mạnh về sản xuất-kinh tế và thu nhập từ nuôi tôm và thủy sản khác với 411 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.100 ha, là xã nuôi trồng thủy sản mạnh nhất huyện Tiên Yên. Ngoài ra, có du lịch làng văn hóa dân tộc Sán Dìu; rừng ngập mặn trên 2.000 ha.

- Xã Đồng Rui: Thế mạnh về phát triển kinh tế biển với 83 hộ, 3 doanh nghiệp nuôi tôm và thủy sản khác cùng với hoạt động khai thác thủy sản. Tiềm năng du lịch rừng ngập mặn tập trung (trên 2.000 ha), tắm biển bãi cát Lòng Vàng.

(6) Nâng chất các tiêu chí huyện NTM

Huyện Tiên Yên tập trung triển khai xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về

huyện giai đoạn 2017 - 2020”; đồng thời, xây dựng NTM nâng cao theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 8283/BNN-VPĐP ngày 23/10/2019 về nội dung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện đã đạt chuẩn NTM.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)