.Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 46)

2.3.1. Tiếp cn nghiên cu

Sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thông tin số liệu liên quan đến xây dựng NTM kiểu mẫu.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, thành phố, xã liên quan đến nông thôn mới kiểu mẫu. Thu thập thông tin từ những báo cáo đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Sông Công và các xã thuộc vùng đề tài nghiên cứu. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND thành phố Sông Công, các phòng Kinh tế, Thống kê, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch, Văn hoá - Thông tin - Thể thao,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn cũng như các đánh giá của nông hộ về xây dựng NTM kiểu mẫu ở địa phương. Để tiến hành phương pháp này, một công cụ cần thiết lập là phiếu điều tra về thu nhập của nông hộ. Nội dung phiếu điều tra bao gồm ít nhất các thông tin sau đây: Đặc điểm danh tính của nông hộ (họ tên, tuổi, địa chỉ, nhóm hộ,...), nguồn lực chính của hộ, thu nhập (nông nghiệp, phi nông nghiệp) của hộ. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục.

Dung lượng mẫu điều tra: Mỗi đơn vị điều tra 30 hộ/xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu điều tra mỗi xã là 30: Dựa theo cuốn “Probability and Statistical Inference” của Hogg và Tanis (trích theo Nguyễn Văn Tuấn và Đoàn Dũng, 2012) có viết rằng cỡ mẫu dưới 25 hay dưới 30 được xem là “nhỏ”, và trên con số đó là “lớn”. Như vậy, việc lựa chọn con số huyền thoại 30 và được hiểu rằng cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào độ lệch chuẩn của biến số và mức độ khác biệt của dãy số liệu. Do vậy, dung lượng mẫu điều tra ở tất cả 3 đơn vị hành chính Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang trên đây là 90 hộ, đại diện cho hộ nông nghiệp ở nông thôn của thành phố Sông Công.

Phương pháp lựa chọn hộđiều tra dưa trên sự thuận tiện khi tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của lãnh đạo xã, thôn xóm.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT - XH của Chi cục thống kê thành phố, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên,… cùng các ban ngành khác có liên quan. Đề tài cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về nông nghiệp, dân cư, kinh tế của các vùng, các địa phương để so sánh, phân tích khi cần làm sáng tỏ vị trí của thành phố so với cả nước hay các tỉnh, thành khác.

- Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với công cụ PivitTable. Phương pháp này sử dụng để tính toán thống kê thông dụng đối với các thông tin định lượng trong phiếu điều tra được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng.

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giảđã thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi,… trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị.

- Phương pháp dự báo: Phương pháp mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp ngoại suy để dự báo sự phát triển của NTM trong tương lai. Phương pháp này dựa trên nghiên cứu lịch sử của đối tượng, vì sự phát triển mang tính quy luật đã được hình thành trong quá khứ và hiện tại để dự báo đến tương lai bằng phương pháp xử lí chuỗi thời gian kinh tế.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung phân tích các nhóm chỉ tiêu sau đây:

- Nhóm chỉ tiêu về tổ chức sản xuất-thu nhập-hộ nghèo: vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hợp tác xã kiểu mới; thu nhập bình quân đầu người; hộ nghèo,.... Đánh giá theo Quyết định số: 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Trong đó: Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 2 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).

Thu nhập là giá trị thu được sau khi đã trừđi chi phí trung gian, tức là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cốđịnh. Thu nhập ởđây là thu nhập hỗn hợp (MI). Đó

là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích. Thu nhập hỗn hợp gồm cả thu nhập về nông lâm thủy, các khoản thu từ phi nông lâm thủy sản và các khoản thu khác của hộ gia đình. Trong đề tài này, thu nhập hỗn hợp được hiểu là tổng thu nhập, bao gồm: (1) Các khoản thu về nông lâm nghiệp thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp), (2) Các khoản thu từ các hoạt động phi nông lâm thủy sản, kể cả tiền công, tiền lương, tiền làm thuê,... và các khoản thu khác như quà biếu, lãi suất tiền gửi (tạm gọi là thu nhập phi nông nghiệp nhằm phân biệt với thu nhập nông nghiệp ở trên). MI được tính như sau:

MI = GO – IC – TSX – C1

Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp; GO: Giá trị sản xuất (của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định của hộ, thường là 1 năm). IC: Chi phí trung gian; TSX: Thuế sản xuất; C1: Khấu hao tài sản cốđịnh.

- Nhóm chỉ tiêu về giáo dục-y tế-văn hóa: Đánh giá theo Quyết định số: 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Trong đó tập trung: Tỷ lệ huy động trẻđi học mẫu giáo; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp; trạm y tế xã; mô hình hoạt động văn hóa thể thao; đội hoặc câu lạc bộ văn hóa-nghệ thuật,...

- Nhóm chỉ tiêu về môi trường: Đánh giá theo Quyết định số: 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Trong đó tập trung: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý; rãnh thoát nước thải; trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh; mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường),...

- Nhóm chỉ tiêu về an ninh-hành chính công: Đánh giá theo Quyết định số: 691/QĐ- TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Trong đó tập trung: không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm; công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả.

- Nhóm chỉ tiêu về khó khăn, thách thức, hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến xây dựng NTM kiểu mẫu. Đo lường mức độ khó khăn, thách thức được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất; tương ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, và tương ứng với mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ khó khăn ảnh hưởng đến xây dựng NTM kiểu mẫu ở thành phố Sông Công TT Thang điểm Mức độ Mức ý nghĩa 1 1,0-2,9 1 Rất thấp 2 3,0-4,9 2 Thấp 3 5,0-6,9 3 Trung bình 4 7,0-8,9 4 Cao 5 9,0-10,0 5 Rất cao

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)