Đánh giá về tiêu chí tổ chức sản xuất và hộ nghèo

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 54)

Tên xã Doanh nghiệp, HTX Vùng sản xuất

tập trung Hộ nghèo

Bình Sơn Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Bá Xuyên Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Tân Quang Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Đạt yêu cầu

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021

b) Vùng sn xut tp trung

Hiện nay ở thành phố Sông Công đã hình thành các vùng sản xuất tập trung 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh là: lúa, chè, hoa tươi, cây ăn quả, lợn và thủy sản.

- Lúa: Lúa là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công. Những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, quỹ

đất cho phát triển sản xuất lương thực tại thành phố Sông Công đang dần bị thu hẹp. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo cũng như tăng thu nhập cho người nông dân, ngành nông nghiệp thành phố Sông Công đã tích cực tuyên truyền vận động cũng như khuyến khích, hỗ trợ bà con nông dân phát triển diện tích lúa lai, lúa đặc sản. Với trên 144 ha, xã Bá Xuyên là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất trên địa bàn thành phố Sông Công. Thời gian gần đây, xã đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trong đó chú trọng đưa vào gieo trồng các giống lúa mới cho năng suất cao và tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân áp dụng vào sản xuất. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phốđã định hướng nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với các giống lúa chất lượng cao. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ nông dân tăng cường liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp để phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, thành phố đã triển khai rộng khắp mô hình cánh đồng một giống lúa lai. Bình quân mỗi xã, phường trên địa bàn xây dựng được 1 - 3 cánh đồng một giống lúa lai/vụ, với quy mô từ 2 - 4 ha/mô hình.

- Chè: Chè là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công. Trên địa bàn thành phố Sông Công hiện nay có hơn 650 ha chè đang cho thu hoạch, tập trung tại 2 xã Bá Xuyên và Bình Sơn. Trong thời gian qua, bà con nhân dân các xã này đã tập trung trồng nhiều giống chè mới và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, thúc đẩy sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ. Tại xã Bình Sơn và xã Bá Xuyên xây dựng được 2 vùng chè sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, thành phố Sông Công có 4 sản phẩm chè đã được cấp chứng nhận OCOP, gồm: Bột matcha trà xanh của Công ty TNHH Chè Thúy Vân, tổ 3, phường Châu Sơn; sản phẩm chè tôm nõn, chè móc câu và chè đinh của Hợp tác xã Trà Cao Sơn, xóm Khe Lim, xã Bình Sơn. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao. Với mục tiêu tiếp tục xây dựng thêm các sản phẩm OCOP, hiện nay thành phố Sông Công đang hướng dẫn các đơn vị, địa phương lựa chọn, thực hiện các bước xây dựng nông sản thành sản phẩm OCOP. Trong đó, hướng tới phân khúc thị trường quà tặng, quà biếu với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp nhằm tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp, HTX.

- Cây ăn quả: là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công, gồm bưởi da xanh, vải, nhãn,... Tập trung tại xã Bá Xuyên, Bình Sơn và Tân Quang dưới hình thức trang trại.

- Hoa tươi các loại: Hoa tươi là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công. Sản phẩm này được phân bố tập trung tại xã Bá Xuyên và một sốđịa phương khác.

- Lợn: là một trong 6 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công, tập trung tại các xã Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn và một số địa phương khác. Lợn được chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, nuôi gia công cho công ty thức ăn chăn nuôi hay do gia đình tựđầu tư.

- Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản là một trong 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh của thành phố Sông Công. Điểm nhấn là nuôi cá lồng tại hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn): Với tổng diện tích mặt nước hồ trên 50 ha, hồ Ghềnh Chè ngoài việc đã cung cấp nước tưới cho hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp ở địa phương, còn là nơi nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng và du lịch sinh thái. Cũng nhờ sựưu đãi của thiên nhiên nơi đây, với 45 đảo và bán đảo lớn nhỏ, hồ Ghềnh Chè đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho những người thích khám phá đi Picnic cuối tuần.

Ngoài 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh trên đây, thành phố Sông Công còn có các sản phẩm chủ lực cấp Thành phố khác như: gà, vịt, cá, ngan, rau xanh, đậu đỗ các loại,...

Tóm lại, đánh giá về tiêu chí vùng sản xuất tập trung của 3 xã nông thôn Bá Xuyên, Bình Sơn và Tân Quang so với bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu ban hành thì cả 3 xã này đều đạt yêu cầu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Bảng 3.1).

c) V gim nghèo và h nghèo

Theo báo cáo của Chính phủ: Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, cụ thể là: Chỉ tiêu giảm giảm nghèo toàn tỉnh bình quân 2%/năm, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5%/năm (vượt so với kế hoạch); phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015. Kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể khác của chương trình đều đạt và vượt kế hoạch, 100% lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu đăng ký được hỗ trợ đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường bình quân đạt 98,6% trở lên; 100% người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn được ưu đãi vay vốn để phát triển sản xuất đạt 95,08%,…

Đối với thành phố Sông Công: Để hoàn thành các mục tiêu tại Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã phân công trách nhiệm cho từng cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện các nội dung của chương trình. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu giảm nghèo của UBND tỉnh và Chương trình giảm nghèo của Thành phố, UBND Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo, phân bổ chỉ tiêu cho từng đơn vị xã, phường. Đồng thời, trình HĐND Thành phố đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào nghị quyết HĐND các cấp. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 2% vào cuối năm 2019 (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 1,31%). Trong năm 2019, thành phố Sông Công đã giảm 134 hộ nghèo, tương đương với 0,9%, vượt 0,2 chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh và HĐND thành phố giao. Hiện, thành phố còn 357 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2%. Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tiếp cận các chính sách giảm nghèo; phổ biến các mô hình giảm nghèo và gương thoát nghèo có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân lấy đó làm động lực thoát nghèo; ưu tiên hỗ trợ người nghèo là dân tộc thiểu sốđược tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là ở những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững,… Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 0,5% trở lên, đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố còn dưới 2%.

- Về hộ nghèo: Thành phốđã hỗ trợ về y tế cho 100% số người nghèo có nhu cầu được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được hỗ trợ vay vốn, được miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường theo quy định. Bằng nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã đã giảm đáng kể. Riêng xã Bá Xuyên: Nếu như năm 2016 có 73 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 6,84%), thì đến năm 2019 số hộ nghèo chỉ còn 27 hộ (chiếm 2,29%), là điểm vượt trội của xã Bá Xuyên.

- Về lao động có việc làm: Giai đoạn từ năm 2011- 2019, hàng nghìn lượt người lao động đã được giải quyết việc làm ở các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên như: Khu công nghiệp Samsung, Điềm Thụy, Khu công nghiệp Sông Công I,... các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn các xã. Đồng thời, Thành phố đã thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề và tạo việc làm phù hợp người lao động nông thôn.

Tóm lại, kết quả thực hiện tiêu chí hộ nghèo của 3 xã Bá Xuyên, Bình Sơn và Tân Quang so với bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu ban hành thì cả 3 xã này đều đạt yêu cầu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Bảng 3.1).

3.1.2. Tiêu chí thu nhp h nông thôn a) Ngun lc ca h nông thôn a) Ngun lc ca h nông thôn

Sản xuất của hộ gia đình chủ yếu dựa vào các nguồn lực của gia đình (lao động, đất đai, mặt nước, vốn, nguồn lực khác). Lao động sử dụng thường xuyên trong sản xuất của hộ gia đình là lao động không trả lương. Nguồn lực phát triển kinh tế hộ là tất cả các nguồn lực mà một hộ gia đình có thể huy động phát triển kinh tế gia đình. Nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình nông thôn gồm có lao động, đất đai, vốn sản xuất, tay nghề kỹ thuật.

Kết quả điều tra nguồn lực chủ yếu của hộ nông thôn tại 3 xã cho thấy: Về nhân lực của hộ, trong tổng số 90 hộ điều tra, bình quân mỗi hộ có 3,7 nhân khẩu, trong đó Bình Sơn có 3,8 người/hộ, Bá Xuyên có 3,5 người/hộ. Mỗi hộ có bình quân 2 lao động, cao nhất là xã Bình Sơn (2,1 lao động/hộ), thấp nhất là xã Bá Xuyên (1,8 lao động/hộ). Trên thực tế tại 3 xã nông thôn của thành phố Sông Công, lao động của gia đình là nguồn lực căn bản của hộ gia đình nông thôn. Đó là tất cả những người có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. Lao

động của gia đình gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần, ví dụ người cao tuổi và trẻ em đủ lớn có thể tham gia làm những công việc phù hợp của gia đình. Ngoài ra lao động của gia đình có thể gồm cả lao động đổi công, lao động thuê rất ngắn hạn trong những dịp mùa vụ. Có một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng lao động của hộ gia đình là kiến thức của người lao động, bao gồm: các kiến thức về cây trồng, vật nuôi, cách thức canh tác, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh,...

Học vấn chủ hộ bình quân lớp 10,5 trên hệđào tạo 12 năm, hoàn toàn đầy đủ năng lực để vận hành sản xuất kinh doanh của hộ.

Về đất đai: Đất đai là một nguồn lực quan trọng của hộ gia đình nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều có đất sản xuất và mức độ có nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng xã, xóm. Các loại đất đai gồm có đất ruộng trồng lúa nước, đất bãi trồng chè, hoa màu và các cây lương thực, đất vườn, đất rừng,... Tùy theo loại đất hiện có, diện tích canh tác được, độ màu mỡ, độ thuận tiện, khả năng thâm canh,... sẽ quyết định nguồn đất đai phục vụ tốt đến mức nào nhu cầu sản xuất của hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy: Mỗi hộ có bình quân 1.445,8 mét vuông đất sản xuất nông nghiệp, cao nhất là xã Bình Sơn với 1.789,2 mét vuông mỗi hộ, cao hơn 343,4 mét vuôn so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Một số nguồn lực chủ yếu của hộ gia đình nông thôn thành phố Sông Công Chỉ tiêu Bình Sơn Xuyên Bá Quang Tân Bình quân chung

Số nhân khẩu (người/hộ) 3,8 3,5 3,7 3,7 Số lao động (người/hộ) 2,1 1,8 2,0 2,0 Học vấn (hệ 12/12) 10,8 9,8 10,8 10,5 Diện tích đất nông nghiệp (mét vuông/hộ) 1.789,2 1.358,6 1.189,5 1.445,8 (+), (-) diện tích đất nông nghiệp so với bình quân chung +343,4 -87,2 -256,3 - Vốn đầu tư nông nghiệp (triệu đồng/hộ) 96,5 109,6 99,9 102,0 (+), (-) vốn đầu tư nông nghiệp so với bình quân chung -5,5 +7,6 -2,1 -

Về vốn và trang thiết bị sản xuất nông nghiệp: Tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất là một trong 3 nguồn lực quan trọng trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Tiền vốn có thể là tiền mặt hoặc cây, con giống, hay nguyên liệu phục vụ sản xuất khác (ví dụ giống gà vịt, giống lợn, giống cây,...). Các trang thiết bị cho sản xuất có thể từ loại đơn giản như: dao, cuốc, thuổng,... cho đến máy bơm, máy tuốt, máy cắt, hay máy chế biến nông sản khác. Tiền vốn và giá trị bằng tiền của các trang thiết bị đều có thể tính toán (ước lượng) được và quy thành tổng giá trị bằng tiền. Việc tính toán này giúp các hộ gia đình tính toán được lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh do đó giúp định hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động sinh kế của gia đình mình. Kết quảđiều tra cho thấy: Bình quân mỗi hộ có số vốn là 102,0 triệu đồng, vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp cao nhất là xã Bá Xuyên với giá trịđạt 109,6 triệu đồng/hộ, cao hơn 7,6 6 triệu đồng so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.2).

b) Thu nhp ca h nông thôn

Trên phương diện cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020): Khu vực Trung du miền núi phía Bắc năm 2010 có thu nhập chỉ đạt 905 ngàn đồng/người/tháng, đã tăng lên đạt 2.455 ngàn đồng/người/tháng năm 2018, và năm 2019 đạt 2.640 ngàn đồng/người/tháng.

Đối với thành phố Sông Công: Trong những năm qua, thành phố Sông Công đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều dự án trọng điểm đầu tư vào địa bàn đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.

Kết quảđiều tra thu nhập từ nông lâm thủy sản và các khoản thu từ phi nông lâm thủy sản, bao gồm cả tiền công, tiền lương và nguồn thu khác cho thấy: Năm 2020, thu nhập từ nông lâm thủy sản tại 3 xã Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang đạt bình quân 3.681 ngàn đồng/người/tháng, chiếm tỷ trọng 74,7% tổng thu nhập; trong đó xã Bình Sơn có thu từ nông lâm thủy sản cao nhất (đạt giá trị 3.790 ngàn đồng/người/tháng, chiếm tỷ trọng 78,3%, cao hơn bình quân cả 3 xã nông thôn này tới 3,6% (Bảng 3.3). Sau đó là xã Bá Xuyên, có thu nhập từ nông lâm thủy sản bình

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)