Khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 69)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế trong xây dựng nông thôn mớ

Thảo luận tập trung với nhóm người cung cấp thông tin chính gồm: Đại diện Phòng Kinh tế Thành phố, cán bộ NTM thành phố, đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố, lãnh đạo 3 xã nông thôn và cán bộ phụ trách NTM 3 xã nông thôn đã xác định được ít nhất 10 khó khăn, rào cản, hạn chế, thách thức sau đây trong xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Sông Công: Sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; Các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn ít so với tiềm năng thế mạnh của địa phương; Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao còn đơn điệu; Chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một số địa phương chưa đảm bảo; Đào tạo nghề lao động nông thôn còn hạn chế, chất lượng đào tạo một số nghề đạt thấp; Nông thôn phát triển chưa đồng đều, thiếu kết nối và còn chênh lệch khá lớn so với thành thị; Kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn; Ô nhiễm môi trường còn khá nghiêm trọng; Chính sách còn thiếu nguồn lực thực hiện; Thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp; Chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả còn hạn chế; Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý trông chờỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…). Sau đây lần lượt đi sâu phân tích các khó khăn, thách thức này:

a) Sn xut đã có chuyn biến nhưng vn còn manh mún, nh l; Các mô hình phát trin sn xut theo hướng hàng hóa còn ít so vi tim năng thế mnh ca

địa phương

Nội dung của khó khăn, rào cản, hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Sông Công tuy đã có chuyển biến tích cực, thể hiện ở gia tăng giá trị sản xuất, nhưng nói chung vẫn còn tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa vẫn còn ít so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương có thế mạnh cả về sản xuất cũng như về thị trường tiêu thụ.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Sông Công tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa vẫn còn ít so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương đạt 8,5 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, rào cản, thách thức đã nêu (Bảng 3.9).

b) Ni dung, hình thc t chc các hot động văn hóa, th thao còn đơn điu; Cht lượng xây dng gia đình văn hóa, làng văn hóa mt sđịa phương chưa

đảm bo

Nội dung của khó khăn, rào cản, hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Trên thực tế, tài các xã nông thôn ở thành phố Sông Công hiện nay, các nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu sinh động; Nhà văn hóa thôn chỉ là hình thức, nghèo nàn về nội dung, hoạt động thiếu hiệu quả. Đặc biệt, chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở một sốđịa phương chưa đảm bảo.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến nội dung, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa còn đơn điệu; Chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa chưa đảm bảo đạt 8,5 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, rào cản, thách thức đã nêu (Bảng 3.9).

c) Đào to ngh lao động nông thôn còn hn chế, cht lượng đào to mt s ngh đạt thp

Nội dung của khó khăn, rào cản, hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Công tác đào tạo nghề lao động cho nông thôn ở các xã, phường trên địa bàn Thành phố hiện nay còn nhiều hạn chế, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, chất lượng đào tạo một số nghềđạt thấp.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến đào tạo nghề lao động nông thôn còn hạn chế, chất lượng đào tạo một số nghềđạt thấp đạt 8,5 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, rào cản, thách thức đã nêu (Bảng 3.9).

d) Nông thôn phát trin chưa đồng đều, thiếu kết ni và còn chênh lch ln so vi thành th

Nội dung của khó khăn, rào cản, hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Địa bàn nông thôn phát triển chưa đồng đều; kết nối kinh tế nông thôn – đô thị còn yếu; đặc biệt còn có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và khu vực đô thị trong quá trình đô thị hóa.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến nông thôn phát triển chưa đồng đều, thiếu kết nối và còn chênh lệch lớn so với thành thị ở thành phố Sông Công đạt ở mức 9,0 điểm, mức độ 5, mức ý nghĩa rất cao trong số các khó khăn, thách thức, rào cản đã nêu (Bảng 3.9).

e) Kết cu h tng còn kém và chưa đồng b, giao thông còn khó khăn

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Nông thôn phát triển kém, chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, kết nối kinh tế nông thôn – đô thị còn yếu; kết cấu hạ tầng kém, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và đô thị hóa ở thành phố Sông Công.

Bảng 3.9. Đánh giá khó khăn, rào cản, thách thức ảnh hưởng đến xây dựng NTM kiểu mẫu ở thành phố Sông Công

TT Khó khăn, thách thức Điểm Mức độ Mức ý nghĩa

1

Sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; Mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa còn ít so với tiềm năng thế mạnh của địa phương

8,5 4 Cao

2

Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa còn đơn điệu; Chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa chưa đảm bảo

8,5 4 Cao

3

Đào tạo nghề lao động nông thôn còn hạn chế, chất lượng đào tạo một số nghề đạt thấp

8,5 4 Cao

4

Nông thôn phát triển chưa còn đồng đều, thiếu kết nối và còn chênh lệch khá lớn so với thành thị

9,0 5 Rất cao 5 Kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn 8,5 4 Cao 6 Ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện

nhiều và còn khá nghiêm trọng 7,0 4 Cao 7 Chính sách còn thiếu nguồn lực thực hiện 7,0 4 Cao 8 Thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái

cơ cấu nông nghiệp 8,5 4 Cao 9 Chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền

vững kết quả còn hạn chế 7,5 4 Cao 10 Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…) 6,5 3 Trung bình

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn ở thành phố Sông Công đạt 8,5 điểm, đạt mức độ 4, mức ý nghĩa cao so với các khó khăn, rào cản, thách thức khác đã nghiên cứu (Bảng 3.9).

f) Ô nhim môi trường chưa được ci thin nhiu và còn khá nghiêm trng

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Môi trường nông thôn chưa được cải thiện nhiều. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở một sốđịa bàn xã vẫn còn khá nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, nhất là sông Công và các kênh, mương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi các xã nông thôn đã có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa thực sự rõ nét, vẫn đang là vấn đề được xã hội quan tâm.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở ở thành phố Sông Công đạt 7,0 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, rào cản đã xác định (Bảng 3.9).

g) Chính sách còn thiếu ngun lc thc hin

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Nguồn kinh phí đầu tư cho NTM còn hạn chế, huy động các nguồn lực và thu hút doanh nghiệp đầu tư còn khó khăn dẫn đến cạnh tranh yếu. Mặt khác, trong thời gian qua, mặc dù các chính sách đầu tư cho vùng nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu sốđược ban hành nhiều, khá đồng bộ, bao phủ hết các mặt của đời sống xã hội, nhưng còn thiếu nguồn lực thực hiện, phần lớn không đạt được mục tiêu đề ra, đã có tác động không tốt đến tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số, dễ bị phần tử xấu xuyên tạc, làm xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng việc cân đối, phân bổ nguồn lực đầu tư của ngân sách nhà nước chưa công bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường bị chịu thiệt thòi hơn. Một sốđịa phương còn lúng túng trong việc vận dụng cơ chế, chính sách.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế về thiếu nguồn lực thực hiện trong chính sách ở ở thành phố Sông Công đạt 7,0 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao so với các khó khăn, rào cản, thách thức khác (Bảng 3.9).

h) Thiếu gn kết gia xây dng NTM và tái cơ cu nông nghip

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã gắn các tiêu chí, nội dung thực hiện với hoạt động cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhưng các cơ chế, chính sách thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn chậm được ban hành, kéo theo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết quả chưa cao; thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh, dần thu hẹp với khoảng cách so với đô thị nhưng chưa thực sự đột phá; Chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp còn yếu; cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chưa đủ mạnh, rõ ràng; mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa tạo được những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu quốc gia, giá trị gia tăng cao; chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn còn khó tiếp cận; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn chậm được sửa đổi,...

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp ở ở thành phố Sông Công đạt 8,5 điểm, đạt mức độ 4, mức ý nghĩa cao so với các khó khăn, rào cản khác đã nêu (Bảng 3.9).

i) Cht lượng đạt chun NTM và duy trì bn vng kết qu còn hn chế

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Chất lượng đạt chuẩn NTM và công tác duy trì bền vững kết quả sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế. Nhiều xã đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM ở giai đoạn trước, đến nay chưa đáp ứng được một số yêu cầu của bộ tiêu chí mới. Một số công trình hạ tầng chưa thực sự được quan tâm, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đang xuống cấp. Nhiều xã ở các khu vực khó khăn đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn, làm điển hình cho các xã khác học hỏi và làm theo. Tuy nhiên, chất lượng đạt chuẩn chỉở mức “chạm ngưỡng”.

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế về chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quảđến xây dựng NTM ởở thành phố Sông Công đạt

7,5 điểm, đạt mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, thách thức, rào cản đã nêu (Bảng 3.9).

k) Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý trông chờỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…)

Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thực sự thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác còn có các khó khăn như tâm lý cán bộ, người dân còn trông chờ, ỷ lại nguồn vốn đầu tư của nhà nước,…

Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các khó khăn khác đến xây dựng NTM ở ở thành phố Sông Công đạt 6,5 điểm, đạt mức độ 3, mức ý nghĩa trung bình so với các khó khăn, thách thức, rào cản đã nghiên cứu (Bảng 3.9).

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)