4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Tiêu chí thu nhập hộ nông thôn
a) Nguồn lực của hộ nông thôn
Sản xuất của hộ gia đình chủ yếu dựa vào các nguồn lực của gia đình (lao động, đất đai, mặt nước, vốn, nguồn lực khác). Lao động sử dụng thường xuyên trong sản xuất của hộ gia đình là lao động không trả lương. Nguồn lực phát triển kinh tế hộ là tất cả các nguồn lực mà một hộ gia đình có thể huy động phát triển kinh tế gia đình. Nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình nông thôn gồm có lao động, đất đai, vốn sản xuất, tay nghề kỹ thuật.
Kết quả điều tra nguồn lực chủ yếu của hộ nông thôn tại 3 xã cho thấy: Về nhân lực của hộ, trong tổng số 90 hộ điều tra, bình quân mỗi hộ có 3,7 nhân khẩu, trong đó Bình Sơn có 3,8 người/hộ, Bá Xuyên có 3,5 người/hộ. Mỗi hộ có bình quân 2 lao động, cao nhất là xã Bình Sơn (2,1 lao động/hộ), thấp nhất là xã Bá Xuyên (1,8 lao động/hộ). Trên thực tế tại 3 xã nông thôn của thành phố Sông Công, lao động của gia đình là nguồn lực căn bản của hộ gia đình nông thôn. Đó là tất cả những người có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. Lao
động của gia đình gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần, ví dụ người cao tuổi và trẻ em đủ lớn có thể tham gia làm những công việc phù hợp của gia đình. Ngoài ra lao động của gia đình có thể gồm cả lao động đổi công, lao động thuê rất ngắn hạn trong những dịp mùa vụ. Có một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng lao động của hộ gia đình là kiến thức của người lao động, bao gồm: các kiến thức về cây trồng, vật nuôi, cách thức canh tác, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh,...
Học vấn chủ hộ bình quân lớp 10,5 trên hệđào tạo 12 năm, hoàn toàn đầy đủ năng lực để vận hành sản xuất kinh doanh của hộ.
Về đất đai: Đất đai là một nguồn lực quan trọng của hộ gia đình nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều có đất sản xuất và mức độ có nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng xã, xóm. Các loại đất đai gồm có đất ruộng trồng lúa nước, đất bãi trồng chè, hoa màu và các cây lương thực, đất vườn, đất rừng,... Tùy theo loại đất hiện có, diện tích canh tác được, độ màu mỡ, độ thuận tiện, khả năng thâm canh,... sẽ quyết định nguồn đất đai phục vụ tốt đến mức nào nhu cầu sản xuất của hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy: Mỗi hộ có bình quân 1.445,8 mét vuông đất sản xuất nông nghiệp, cao nhất là xã Bình Sơn với 1.789,2 mét vuông mỗi hộ, cao hơn 343,4 mét vuôn so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Một số nguồn lực chủ yếu của hộ gia đình nông thôn thành phố Sông Công Chỉ tiêu Bình Sơn Xuyên Bá Quang Tân Bình quân chung
Số nhân khẩu (người/hộ) 3,8 3,5 3,7 3,7 Số lao động (người/hộ) 2,1 1,8 2,0 2,0 Học vấn (hệ 12/12) 10,8 9,8 10,8 10,5 Diện tích đất nông nghiệp (mét vuông/hộ) 1.789,2 1.358,6 1.189,5 1.445,8 (+), (-) diện tích đất nông nghiệp so với bình quân chung +343,4 -87,2 -256,3 - Vốn đầu tư nông nghiệp (triệu đồng/hộ) 96,5 109,6 99,9 102,0 (+), (-) vốn đầu tư nông nghiệp so với bình quân chung -5,5 +7,6 -2,1 -
Về vốn và trang thiết bị sản xuất nông nghiệp: Tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất là một trong 3 nguồn lực quan trọng trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Tiền vốn có thể là tiền mặt hoặc cây, con giống, hay nguyên liệu phục vụ sản xuất khác (ví dụ giống gà vịt, giống lợn, giống cây,...). Các trang thiết bị cho sản xuất có thể từ loại đơn giản như: dao, cuốc, thuổng,... cho đến máy bơm, máy tuốt, máy cắt, hay máy chế biến nông sản khác. Tiền vốn và giá trị bằng tiền của các trang thiết bị đều có thể tính toán (ước lượng) được và quy thành tổng giá trị bằng tiền. Việc tính toán này giúp các hộ gia đình tính toán được lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh do đó giúp định hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động sinh kế của gia đình mình. Kết quảđiều tra cho thấy: Bình quân mỗi hộ có số vốn là 102,0 triệu đồng, vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp cao nhất là xã Bá Xuyên với giá trịđạt 109,6 triệu đồng/hộ, cao hơn 7,6 6 triệu đồng so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.2).
b) Thu nhập của hộ nông thôn
Trên phương diện cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020): Khu vực Trung du miền núi phía Bắc năm 2010 có thu nhập chỉ đạt 905 ngàn đồng/người/tháng, đã tăng lên đạt 2.455 ngàn đồng/người/tháng năm 2018, và năm 2019 đạt 2.640 ngàn đồng/người/tháng.
Đối với thành phố Sông Công: Trong những năm qua, thành phố Sông Công đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều dự án trọng điểm đầu tư vào địa bàn đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.
Kết quảđiều tra thu nhập từ nông lâm thủy sản và các khoản thu từ phi nông lâm thủy sản, bao gồm cả tiền công, tiền lương và nguồn thu khác cho thấy: Năm 2020, thu nhập từ nông lâm thủy sản tại 3 xã Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang đạt bình quân 3.681 ngàn đồng/người/tháng, chiếm tỷ trọng 74,7% tổng thu nhập; trong đó xã Bình Sơn có thu từ nông lâm thủy sản cao nhất (đạt giá trị 3.790 ngàn đồng/người/tháng, chiếm tỷ trọng 78,3%, cao hơn bình quân cả 3 xã nông thôn này tới 3,6% (Bảng 3.3). Sau đó là xã Bá Xuyên, có thu nhập từ nông lâm thủy sản bình quân đầu người đạt 3.763 ngàn/tháng, chiếm tỷ trọng 74,4% so với tổng thu nhập, thấp hơn 0,4% so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.3). Xã Tân Quang có thu
nhập từ nông lâm thủy sản bình quân đầu người đạt 3.490 ngàn/tháng, chiếm tỷ trọng 71,5% so với tổng thu nhập, thấp hơn 3,2% so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thu nhập năm 2020 của gia đình nông thôn thành phố Sông Công
(Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng)
Tên xã Tổng thu nhập Thu từ nông lâm thủy sản Thu từ phi nông lâm thủy sản Tỷ trọng nông nghiệp/phi nông nghiệp
(%) Giá trị (+), (-) so với BQC Bình Sơn 4.840 3.790 1.050 78,3 +3,6 Bá Xuyên 5.061 3.763 1.298 74,4 -0,4 Tân Quang 4.880 3.490 1.390 71,5 -3,2 Bình quân chung 4.927 3.681 1.246 74,7 -
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả,2021
Thu từ phi nông lâm thủy sản, bao gồm cả tiền công, tiền lương và các khoản thu khác (như quà, biếu, lãi suất tiền gửi,...) bình quân cả 3 xã nông thôn này đạt 1.246 ngàn đồng/người/tháng; trong đó cao nhất là xã Tân Quang với giá trị đạt bình quân 1.390 ngàn đồng/người/tháng, thấp nhất là xã Bình Sơn (1.050 ngàn đồng/người/tháng), chứng tỏ rằng thế mạnh của Bình Sơn là sản xuất nông lâm nghiệp, còn thế mạnh của xã Tân Quang là về thương mại và dịch vụ, nên rất cần khai thác các tiềm năng lợi thế này (Bảng 3.3).
Hình 3.1. Thu nhập (triệu đồng/người/tháng) của hộ nông thôn
Tổng thu nhập cả nông lâm thủy sản và phi nông lâm thủy sản đạt bình quân 4.927 ngàn đồng/người/tháng; trong đó cao nhất là Bá Xuyên (5.061 ngàn đồng/người/tháng), sau đó là Tân Quang (4.880 ngàn đồng/người/tháng), thấp hơn một chút là Bình Sơn với giá trị tổng thu nhập đạt 4.840 ngàn đồng/người/tháng (Bảng 3.3).
Hình 3.1 mô tả nguồn thu nhập và giá rị thu nhập của 3 xã Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang.
3.1.3. Nhóm tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa
- Về giáo dục và đào tạo: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học luôn được quan tâm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên. Đánh giá chung về giáo dục đào tạo ở cả 3 xã đều đạt yêu cầu (Bảng 3.4).
- Về y tế: Trên địa bàn Thành phố, có Bệnh viện C của Tỉnh, Trung tâm y tế Thành phố và các Trạm Y tế xã, phường. Các xã đều có trạm y tế đạt chuẩn theo quy định, mỗi trạm y tế có 01 bác sỹ. Hàng năm, đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cơ sở y tế trên địa bàn; Xây dựng xã đạt chuẩn về y tế theo Bộ tiêu chí Quốc gia, nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe cho nhân dân.
Bảng 3.4. Đánh giá về tiêu chí giáo dục, y tế, văn hóa Tên xã Giáo dục
đào tạo Y tế Văn hóa Trường học
Cơ sở vật chất văn hóa Bình Sơn Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Bá Xuyên Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Tân Quang Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021
- Về văn hóa: Thành phố chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng làng, xóm văn hoá, cơ quan văn hoá; Tổ chức phổ biến, quán triệt xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
- Về trường học: Thành phố Sông Công có 27/31 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trên địa bàn 3 xã xây dựng NTM, số trường học đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 100%, có đầy đủ các phòng thuộc khối phòng học chức năng, khối văn phòng, các phòng phục vụ dạy và học khác, trang thiết bị trong lớp và đồ dùng đồ chơi ngoài trời đầy đủ theo quy định trường chuẩn quốc gia.
- Về cơ sở vật chất văn hóa: Trên địa bàn Thành phố, cả 3 xã đã có nhà văn hóa và trung tâm thể thao xã; Có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em tại các trường mầm non và nhà văn hóa xóm; Các câu lạc bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa. Đánh giá tiêu chí văn hóa cả 3 xã đều đạt yêu cầu.
Tóm lại, đánh giá về tiêu chí giáo dục, y tế, văn hóa của cả 3 xã Bá Xuyên, Bình Sơn và Tân Quang đều đạt yêu cầu so với Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 (Bảng 3.4).
3.1.4. Nhóm tiêu chí môi trường
- Về môi trường và an toàn thực phẩm:
Theo số liệu điều tra về nước sạch và vệ sinh môi trường của Thành phố vào tháng 11/2017, các xã đạt tỷ lệ 99,91% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh bằng các nguồn từ Nhà máy nước Tích Lương; nước giếng khoan qua hệ thống máy lọc nước và các nguồn khác.
- Hệ thống xử lý nước thải:
Hiện nay, các khu, cụm công nghiệp cơ bản đều có hệ thống xử lý nước thải, các dự án khi được cấp phép đầu tư đều được kiểm tra, kiểm soát việc cấp phép, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. UBND Thành phố đã chấp thuận cho doanh nghiệp vào triển khai thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Sông Công tại xã Tân Quang.
- Vệ sinh môi trường:
Thành phố đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp”; tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, xử lý tốt các điểm nóng môi trường. Các trục đường chính đến trung tâm xã đều có cây xanh trên vỉa hè. Khuôn viên trong các trụ sở cơ
quan hành chính, khu công cộng, vui chơi giải trí đã được trồng cây bóng mát và thảm hoa thảm cỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.
Việc xây dựng và quản lý cảnh quan nông thôn hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của công nghiệp hóa và cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Cấu trúc không gian, cảnh quan môi trường truyền thống không còn phù hợp với trình độ sản xuất và phương thức sinh hoạt. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, không khí và đặc biệt là rác thải ở các vùng nông thôn đang ngày một diễn ra phổ biến dosự phát triển các làng nghề truyền thống, chăn nuôi gia súc, gia cầm; diện tích ao, hồ nước và cây xanh giảm dần, đã và đang làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác, không gian xây dựng ở nông thôn chưa được người dân quan tâm; nhà nước hiện cũng chưa có cơ chế, chính sách hướng dẫn, quản lý; quá trình nâng cấp hạ tầng, xây dựng nhà ở làng xóm tạo nên bức tranh nông thôn chắp vá, đa màu sắc nhưng thiếu ấn tượng. Đánh giá chung cả 3 xã đều đạt yêu cầu.
Bảng 3.5. Đánh giá về nhóm tiêu chí môi trường Tên xã An toàn thực phẩm Hệ thống xử lý nước thải Vệ sinh môi trường Cảnh quan nông thôn Bình Sơn Đạt Đạt Đạt Đạt Bá Xuyên Đạt Đạt Đạt Đạt Tân Quang Đạt Đạt Đạt Đạt
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021
- Cảnh quan, không gian nông thôn:
Nhiều chuyên gia cho rằng kiến tạo nên những không gian nông thôn đáng sống là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM. Cảnh quan nông thôn từ xưa đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam bởi hình ảnh làng, bản, núi đồi, lễ hội truyền thống, người nông dân cần cù chịu khó lao động trên cánh đồng, nương rẫy,... Ngày nay, sự phát triển kinh tế- xã hội, phong trào xây dựng NTM với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đã làm thay đổi sắc thái cảnh quan nông thôn. Cùng đó là sự xuất hiện
nhiều hơn các khu dân cư, sản xuất-dịch vụ tập trung, thị tứ, thị trấn, thành phố. Nhiều chuyên gia cho rằng kiến tạo nên những không gian nông thôn đáng sống là một trong những giải pháp quan trọng đối với mục tiêu nâng cao đời sống người dân, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM.
Đối với từng hộ gia đình phải bảo đảm nhà cửa, khuôn viên gia đình, công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi được chỉnh trang tu sửa, làm đẹp; vườn tược được cải tạo thành vườn cây ăn quả hoặc vườn rau, vườn hoa-cây cảnh; giữ gìn cảnh quan môi trường trước, trong và xung quanh khuôn viên hộ gia đình thường xuyên sạch đẹp,... Đối với thôn, xóm phải xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu “sáng-xanh-sạch-đẹp;” thường xuyên phát động và tổ chức làm tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, kênh mương và khuôn viên các công trình phúc lợi công cộng; có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch phát triển thôn, xóm, các điểm tham quan, bổ sung quy định bảo vệ cảnh quan môi trường trong hương ước của thôn, xóm,... Đối với những công trình văn hóa truyền thống như: đền, chùa, miếu,... và những công trình kinh doanh, dịch vụ: chợ làng, buôn bán nhỏ có thể tập trung ở một khu vực (thường ở vị trí trung tâm làng, trên đường trục chính làng), hình thành khu trung tâm văn hóa của làng hoặc phân bố rải rác ở các vị trí khác nhau trong làng. Bên cạnh đó, các công trình nhà ở mới được xây dựng xen kẽ trong làng, xóm cần đảm bảo mật độ xây dựng cũng như hình thức kiến trúc, quy mô xây dựng của công trình nhằm đạt được sự hài hòa trong tổng thể cảnh quan. Đồng thời, xây dựng, cải tạo hệ thống hồ, ao lớn, sân bãi, không gian thoáng được kết hợp làm hồ điều hòa, cảnh quan; khu vui chơi, giải trí.... Trong làng, xã phải đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức không gian cây xanh và môi trường,...