Bài học kinh nghiệm rút ra về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đố

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đố

- Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu thực sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt, thường xuyên thì sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét: Thực tiễn cho thấy, ở những nơi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì xây dựng NTM đạt được cả mục tiêu về số lượng và đi vào chiều sâu chất lượng. Trong công tác chỉđạo, điều hành xây dựng NTM, phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng ngành; đồng thời, nếu nhịp nhàng trong công tác điều phối chung, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp. Bên cạnh đó, việc phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền các cấp đã tạo ra sức sáng tạo ở mỗi địa phương, trong đó, vai trò chỉ đạo, vào cuộc của chính quyền cấp huyện có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

- Phát huy vai trò tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phát động, tham gia hưởng ứng các Phong trào xây dựng NTM ở cơ sở:Việc phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chính đến kết quả xây dựng NTM. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” là kim chỉ nam cho quá

trình xây dựng NTM bền vững. Đặc biệt, việc lấy ý kiến hài lòng của người dân khi xét, công nhận đạt chuẩn NTM đã tạo ra hiệu ứng rất tốt trong xã hội, giúp chính quyền các cấp có cơ sở khi quyết định công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; bên cạnh đó, những vấn đề người dân chưa hài lòng, chính là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy, chính quyền các cấp đưa ra giải pháp, cam kết tiến độ xử lý đểđảm bảo xây dựng NTM bền vững.

- Khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương vềđiều kiện tự nhiên và nhân lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng NTM: Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước có hạn, phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, tín dụng, đóng góp của nhân dân,....), nguồn từđấu giá quyền sử dụng đất.

- Đối với Chương trình xây dựng NTM, việc chú trọng kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp là một giải pháp quan trọng tạo nên thành công: Chính việc có bộ máy chuyên trách, chuyên nghiệp mạnh dạn nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đủ mạnh đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng và hiệu quả xây dựng NTM ở các địa phương;

- Thường xuyên tổng kết, bám sát thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách và cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung trọng tâm, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung chỉ đạo và nguồn lực thực hiện.

- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư thực hiện xây dựng NTM toàn diện, đồng bộ từ quy hoạch đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng nông thôn. Xây dựng NTM phải gắn với yêu cầu đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng du lịch và dịch vụ; đảm bảo tính kết nối đồng bộ theo hệ thống giữa các thôn, xã, huyện, vùng; nhất là về giao thông, thủy lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với nâng cấp đô thị cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải thực chất, bền vững trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã để xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ

và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thành từng nhiệm vụ, tiêu chí một cách bền vững.

- Phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng chống thiên tai, phục vụứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại ở nông thôn.

- Nâng chất các tiêu chí xã NTM tại Bá Xuyên, Tân Quang và Bình Sơn Các xã tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng chất các tiêu chí xã NTM theo Bộ Tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019- 2020 và Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020 cũng như các năm tiếp theo. - Xây dựng xã NTM kiểu mẫu dựa trên nền tảng cả 3 xã Bá Xuyên, Bình Sơn và Tân Quang đã vềđích NTM từ năm 2018, phấn đấu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, bỏ qua giai đoạn xây dựng xã NTM nâng cao.

- Khai thác triệt để thế mạnh, đặc trưng, lĩnh vực nổi trội nhất của 3 xã trong lộ trình xây dựng NTM kiểu mẫu.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủđô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủđô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa giới hành chính thành phố Sông Công: Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên; Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính: (1) Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang. (2) Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 360C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.

Thủy văn: Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km. Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận xã Bá Xuyên và phường Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận xã Bá Xuyên, các phường Cải Đan, Châu Sơn và Thắng Lợi.

Nguồn nước mặt của thành phố Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thành phố theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.

Trên địa bàn thành phố không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.

Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, xong thành phố Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía Tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác), là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thành phố nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.

Cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, giàu bản sắc, đa dạng loại hình, chính vì

thế, tài nguyên nhân văn của thành phố rất độc đáo giàu chất dân gian, có 26 di tích văn hóa lịch sử với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hàng năm. Người dân thành phố có truyền thống lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật của thời đại, tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những truyền thống đó tạo nên các giá trị phi vật thểđóng góp cho sự phát triển của Thành phố.

2.1.2. Điu kin kinh tế-xã hi

Thành phố Sông Công có 10 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 7 phường nội thị (Phố Cò, Cải Đan, Mỏ Chè, Châu Sơn, Bách Quang, Thắng lợi và Lương Sơn) và 3 xã nông thôn (Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang). Dân số 109.409 người, mật độ dân số 1.112 người/km2. Thành phần dân tộc gồm Kinh, Sán Chỉ, Cao Lan,...

Phát triển kinh tế: Những năm gần đây kinh tế của thành phố phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt khá, mức tăng trưởng bình quân đạt 17%/năm. Cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội đã và đang từng bước hoàn chỉnh, cải tạo và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,7%; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2016 đạt 5.703 tỷ đồng (tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2015); giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thủy sản đạt 640 tỷ đồng (tăng 8,1% so cùng kỳ năm 2015); giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 103,6 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 18%; Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44,5 triệu đồng/người/năm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả, công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực.

Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, xong thành phố Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía Tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác), là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thành phố nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử

được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.

Cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, giàu bản sắc, đa dạng loại hình, chính vì thế, tài nguyên nhân văn của thành phố rất độc đáo giàu chất dân gian, có 26 di tích văn hóa lịch sử với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hàng năm. Người dân thành phố có truyền thống lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật của thời đại, tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những truyền thống đó tạo nên các giá trị phi vật thểđóng góp cho sự phát triển của Thành phố.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên;

- Những khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn Thành phố;

- Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cn nghiên cu

Sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thông tin số liệu liên quan đến xây dựng NTM kiểu mẫu.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, thành phố, xã liên quan đến nông thôn mới kiểu mẫu. Thu thập thông tin từ những báo cáo đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Sông Công và các xã thuộc vùng đề tài nghiên cứu. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND thành phố Sông Công, các phòng Kinh tế, Thống kê, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch, Văn hoá - Thông tin - Thể thao,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn cũng như các đánh giá của nông hộ về xây dựng NTM kiểu mẫu ở địa phương. Để tiến hành phương pháp này, một công cụ cần thiết lập là phiếu điều tra về thu nhập của nông hộ. Nội dung phiếu điều tra bao gồm ít nhất các thông tin sau đây: Đặc điểm danh tính của nông hộ (họ tên, tuổi, địa chỉ, nhóm hộ,...), nguồn lực chính của hộ, thu nhập (nông nghiệp, phi nông nghiệp) của hộ. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục.

Dung lượng mẫu điều tra: Mỗi đơn vị điều tra 30 hộ/xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu điều tra mỗi xã là 30: Dựa theo cuốn “Probability and Statistical Inference” của Hogg và Tanis (trích theo Nguyễn Văn Tuấn và Đoàn Dũng, 2012) có viết rằng cỡ mẫu dưới 25 hay dưới 30 được xem là “nhỏ”, và trên con số đó là “lớn”. Như vậy, việc lựa chọn con số huyền thoại 30 và được hiểu rằng cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào độ lệch chuẩn của biến số và mức độ khác biệt của dãy số liệu. Do vậy, dung lượng mẫu điều tra ở tất cả 3 đơn vị hành chính Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)