Bài học kinh nghiệm trong xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược kinh doanh xăng dầu của công ty xăng dầu bình định đến năm 2020 (Trang 28 - 32)

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có một chiến lược để thành công. Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của công ty, cho chúng ta biết làm thế nào để định vị được công việc kinh doanh của mình và hiện nó đang ở vị trí nào. Với kỹ năng chiến lược tốt, chúng ta sẽ đặt ra các mục tiêu thực tế và biết một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn thế giới hiện nay, tất cả các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới luôn luôn có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh đề phù hợp với những biến động của thị trường. Không xây dựng dược chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp như đi trên con tàu không bánh lái trong chuyến hành trình tìm đến thành công của mình.

Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là công ty và doanh nghiệp nhỏ và vừa họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sản xuất, bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền…) hầu hết những công việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề được hoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có khoa học. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh, công ty sữa Vinamilk đã tìm cho mình một lối đi đúng đắn thể hiện ở việc thương hiệu của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. “Điểm yếu của Vinamilk là có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương hiệu mạnh, nhưng khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty” (Ông Trần Bảo Minh - Phó Tổng giám đốc Vinamilk). Vinamilk sẽ xây dựng lại bộ phận marketing, chiến lược marketing ngắn hạn, dài hạn với các tiêu chí rõ ràng, đặt mục tiêu xây dựng hệ thống thương hiệu mạnh lên hàng đầu. Để thực hiện chiến lược kinh doanh trên công ty đã đề ra những biện pháp như: thiết kế các mẫu mã bao bì mới và phù hợp; sử dụng các kênh truyền thông để quảng bá hình ảnh của mình; nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại sản phẩm và nghiên cứu ra nhiều dòng sản phẩm mới để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty. Công ty cũng không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, việc hợp tác với Viện Ding Dưỡng Quốc Gia cũng tạo thêm niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Sử dụng chính sách giá phù hợp có sức cạnh tranh. Sử dụng triệt để các kênh phân phối: siêu thị, đại lý, các điểm bán lẻ. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nâng cao năng lực quản lý. Với chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty ngày càng tạo được niềm tin trong khách hàng và đạt được mức doanh thu ngày càng cao.

Một doanh nghiệp lớn khác - Công ty Biti’s, “Phủ dày, phủ xa” lại là bí quyết thành công của họ. Đứng trước nguy cơ mất thị trường trong nước và cạnh tranh gay gắt, Biti’s đã mạnh dạn mở rộng thị trường ra nước ngoài, tập trung phát triển thị trường trong nước thông qua việc nâng cao chất lượng, dịch vụ hậu mãi… và “làm tốt những gì mà đối thủ cạnh tranh làm tệ nhất”. Câu chuyện bắt đầu khi ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt với việc áp thuế của EU, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do thị trường truyền thống đã mất, thị trường nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi hàng

Trung Quốc, thị trường mới chưa kịp khai phá.Thêm nữa, thị trường bán lẻ Việt Nam đang được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá cao, việc phải cạnh tranh gắt gao trong chính thị trường nội địa khiến nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực da giày gặp khó khăn. Đứng trước thách thức đó, Biti’s đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống phân phối rộng khắp các vùng miền, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở thị trường quốc tế. Công ty cũng rất chú trọng với việc nâng cao thương hiệu trên thị trường nội địa với việc xây dựng các Trung tâm tiếp thị và giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Khách hàng đến với các trung tâm này không chỉ được tiếp cận với những mẫu mã mới nhất mà còn nhận được sự phục vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất. Đặc biệt, các dịch vụ chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi, tư vấn hỗ trợ khách hàng sẽ được thực hiện tới tận khách hàng; hướng phát triển thương hiệu lâu dài là sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối theo hướng chuyên nghiệp và cao cấp hơn. Ngoài ra, chính sách “áp dụng một giá” trên toàn quốc cũng khiến người tiêu dùng an tâm khi chọn mua hàng. Đây được coi là chiến lược phát triển, gia tăng sức cạnh tranh về thương hiệu trong khu vực và thế giới.

Xác định việc phát triển thương hiệu đồng hành cùng nâng cao chất lượng, Biti’s đã thành lập Viện đào tạo Biti's và các trung tâm đào tạo của các chi nhánh trên toàn quốc để đạo tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên, đáp ứng được những yêu cầu cập nhật nhất trong tiến trình hội nhập ra thế giới của hàng Việt. Đây là chiến lược cụ thể để tạo thế và lực cho Biti's và Biti's cũng tự hào là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam có riêng một viện đào tạo của chính mình. Không thỏa mãn với những gì đã đạt được, Biti’s đã mạnh dạn “đem chuông đi đánh xứ người” và chinh phục được người tiêu dùng ở nhiều nước; trong đó, nhiều sản phẩm đã được khách hàng tại các thị trường khó tính như: Anh, Mỹ, Pháp ưa chuộng. Theo xu hướng hội nhập, Biti’s cũng đã xây dựng thương hiệu Gosto thành sản phẩm giày dép thời trang, phục vụ cho đối tượng có thu nhập cao, phát triển dòng sản phẩm giày dép đặc chủng chơi thể thao; bên cạnh đó là việc tiếp tục khẳng định thương hiệu tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, hướng tới thị trường tiềm năng như Trung Đông, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ. Tất cả những điều đó đều không nằm ngoài mục tiêu: giữ vững vị trí của một thương hiệu mạnh quốc gia.

Hay khi nhắc đến chiến lược kinh doanh của NOKIA, chúng ta lại rút ra bài học kinh nghiệm về chiến lược của cả một quốc gia như Phần Lan.

Thập niên 1990, Nokia nổi lên như một trong những công ty sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, giúp kinh tế Phần Lan thoát khỏi thời kỳ tối tăm sau Chiến tranh lạnh. Nokia giúp Phần Lan trở thành một trong những trung tâm công nghệ của châu Âu; từ năm 1993 đến năm 2008, quy mô kinh tế tăng trưởng gấp 3 lần. Nhưng việc nền kinh tế nước này chịu quá nhiều sự chi phối bới Nokia đã trở thành con dao hai lưỡi. Các đối thủ cạnh tranh trên thế giới như iPhone của Apple, Android của Google… đã làm cho tình hình kinh doanh của Nokia gặp khó khăn. Do Nokia tác động quá sâu rộng đến mọi mặt của kinh tế Phần Lan, công việc kinh doanh Nokia đi xuống, Phần Lan khốn khổ. Phần Lan đã sai khi chỉ "cưỡi lên lưng" duy nhất Nokia. Sự đi xuống của Nokia không giống như thảm họa kinh tế mà việc hệ thống ngân hàng Iceland sụp đổ đã gây ra với quốc gia Bắc Âu này và kinh tế Phần Lan có quy mô bé hơn so với Hy Lạp thế nhưng tác động của việc hoạt động kinh doanh của Nokia đi xuống có thể cảm nhận được rõ ràng: xuất khẩu dịch vụ của Phần Lan giảm 7% trong năm 2010. Chính phủ Phần Lan đang cố gắng phát triển thêm công ty công nghệ mới để giúp hỗ trợ cho sự phát triển của Nokia thông qua tổ chức chuyên cấp vốn cho lĩnh vực công nghệ Tekes. Thế nhưng các công ty công nghệ mới tại Phần Lan đang đương đầu với rất nhiều thách thức, đặc biệt khi nguồn vốn tư nhân cạn kiệt.

Như vậy, trên con đường đi đến thành công và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và cả một quốc gia nói chung không thể thiếu vai trò của hoạch định chiến lược, trong đó chiến lược kinh doanh là nòng cốt. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và thắng lợi trong cạnh tranh cần phải đưa ra bài toán về chiến lược và giải bài toán đó một cách hoàn hảo.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược kinh doanh xăng dầu của công ty xăng dầu bình định đến năm 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w