Môi trường văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược kinh doanh xăng dầu của công ty xăng dầu bình định đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Với 90 triệu dân trong đó người trẻ chiếm 60% dân số, Việt Nam là một thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu. cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập cá nhân cũng không ngừng gia tăng cũng là những yếu tố đẩy nhanh nhu cầu tiêu dùng xăng dầu. Hơn nữa, trong suốt quá trình đổi mới, phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhân tố con người; đặt nhân tố con người vào trung tâm của mọi sự phát triển. Vì vậy, Nhà nước đã sớm triển khai thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách giáo dục đào tạo, chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng hàng loạt các chính sách xã hội khác. Theo đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày ngày càng được cải thiện, nền văn hoá - xã hội được duy trì và phát huy mang đậm bản sắc dân tộc. Nhu cầu nhiên liệu tiêu dùng cho sinh hoạt của các hộ gia đình, cũng như của cá nhân ngày càng được nâng cao. Kèm theo đó là nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại và nhu cầu đi lại của dân cư tăng lên. Tất cả những điều này làm nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng của hộ gia đình, các cá nhân có xu hướng tăng nhanh (khoảng 80% người tham gia giao thông sử dụng xe máy, 4% sử dụng ô tô, và chỉ có 11% số người là sử dụng phương tiện giao thông công cộng).

Bảng 2.2: Việt Nam các số liệu kinh tế và xã hội

Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dân số (triệu người) 85,79 86,93 87,84 88,78

Mức tăng trưởng GDP (%/năm) 5,3 6,78 5,89 5,03

Thu nhập đầu người (USD/người) 1160 1273 1517 1749

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ phát triển chiến lược kinh doanh xăng dầu của công ty xăng dầu bình định đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w