trung học cơ sở
Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đề tài của luận văn, chúng tơi xin nghiên cứu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: Yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan:
- Tính cách: Trong cuộc sống, người có nét tính cách tốt (chân thật,
nhân hậu, cần cù, hịa đồng, cởi mở…) thường được mọi người quý mến, tơn trọng và thích giao tiếp [25]. Bên cạnh đó, những người có tính cách khép kín, ngại chia sẻ, ít nói sẽ ít chủ động giao tiếp hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.
- Cảm xúc, hứng thú: Cảm xúc là những rung cảm của con người đối
với những sự vật hiện tượng có liên quan đến việc thỏa mãn hay khơng thỏa mãn nhu cầu. [11]. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân hưng phấn trong quá trình hoạt động. Trong giao tiếp, hứng thú đóng một vài trị rất quan trọng, khi biết tạo sự hứng thú sẽ gây sự kích thích rất mạnh đến đối tượng giao tiếp.
- Động cơ: Động cơ theo nghĩa rộng là cái thúc đẩy con người hoạt
động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của tính tích cực đó. Theo các nhà tâm lý học Xô Viết, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ hoạt động. [27]
- Đặc điểm lứa tuổi: Học sinh trung học cơ sở có nhu cầu giao tiếp với
bạn bè và cha mẹ. Học sinh mong muốn giao tiếp với cha mẹ để khẳng định mình đã lớn và muốn được tơn trọng, được đối xử bình đẳng. Bên cạnh đó, giao tiếp thân tình với bạn trở thành hoạt động chủ đạo có ý nghĩa đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tùy theo độ tuổi mà nhu cầu giao tiếp với cha mẹ thể hiện ở mức độ khác nhau.
Yếu tố khách quan:
- Phong cách giáo dục của cha mẹ: Phong cách giáo dục của cha mẹ là hệ thống thái độ, hành động tương đối ổn định mà cha mẹ sử dụng trong quá trình giáo dục con, trở thành nét đặc trưng riêng của mỗi bậc cha mẹ và được các con cảm nhận và tiếp nhận hệ thống hành động đó [16]. Phong cách giáo dục của cha mẹ góp phần định hướng cho sự phát triển của con. Phong cách giáo dục của cha mẹ thể hiện sự lựa chọn chiến lược, phương pháp, cách thức…trong việc giáo dục con. Chính vì thế, phong cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của con.
- Bầu khơng khí gia đình: Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện
cho sự phát triển cá nhân. Khi cá nhân tham gia hoạt động trong tập thể, cá nhân mới có điều kiện thể hiện trình độ của bản thân, rèn luyện thói quen sống, làm việc vì mọi người và xã hội. Mặt khác, trong tập thể cá nhân biết yêu thương nhau sẽ tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cá nhân, là điều kiện để cá nhân phát triển và hồn thiện nhân cách của mình [19]. Gia đình cũng là một tập thể, chính vì thế, bầu khơng khí tâm lý gia đình ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ với con cái.
- Khoảng cách thế hệ: Trong gia đình, mỗi thành viên sinh ra trong giai
đoạn lịch sử, kinh tế, văn hóa… khác nhau. Chính vì thế, những người sống ở các thế hệ khác nhau sẽ có những suy nghĩ, quan điểm, lối sống… khác biệt. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc hiểu đối phương, tạo khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. [19]
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của đề tài như khái niệm nhu cầu, giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở, nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở. Trong đó, khái niệm chính của đề tài là nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở được định nghĩa như sau: Nhu cầu giao tiếp với cha
mẹ của học sinh trung học cơ sở là sự đòi hỏi tất yếu của học sinh trung học cơ sở thấy cần được thỏa mãn trong thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết và sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan bao gồm: Tính cách, cảm xúc và hứng thú, động cơ, đặc điểm lứa tuổi. Yếu tố khách quan bao gồm: Phong cách giáo dục của cha mẹ, bầu khơng khí gia đình, khoảng cách thế hệ.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH