Thực trạng mức độ biểu hiện nhu cầu được sử dụng các phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHU cầu GIAO TIẾP với CHA mẹ của học SINH TRUNG học cơ sở HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 64 - 70)

3.2. Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở

3.2.3. Thực trạng mức độ biểu hiện nhu cầu được sử dụng các phương

giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.4: Thực trạng nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí

Minh

Nội dung nhu STT 1 Em nói chuyện trực cha mẹ 2 Em nói chuyện với bằng thoại: điện, nhắn tin 3 Em giao tiếp với cha mẹ bằng nhắn tin,

video call (Messenger, zalo…) 4 Em với bằng tương mạng (Facebook, zalo, viber…) 5 Khi em muốn hành chỉ, nét mặt 6 Khi em quan đến lời nói

Nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình (ĐTB = 3,38, ĐLC = 0,73).

Học sinh trung học cơ sở muốn giao tiếp với cha mẹ bằng hình thức nói chuyện trực tiếp, được học sinh đánh giá là rất cao (ĐTB = 4,32) và cao hơn hẳn so với các hình thức giao tiếp cịn lại. Có đến 84,1% học sinh muốn giao tiếp với cha mẹ bằng cách nói chuyện trực tiếp ở mức cao. Nội dung được

đánh giá thấp nhất là “Em giao tiếp với cha mẹ bằng cách tương tác trên

mạng xã hội (Facebook, zalo, viber…)” với ĐTB là 2,57 ở mức thấp, có hai

nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình là “Em nói chuyện với cha mẹ

bằng điện thoại: Gọi điện, nhắn tin” và “Em giao tiếp với cha mẹ bằng nhắn tin, video call (Messenger, zalo…)” với ĐTB lần lượt là 2,88 và 2,85. Qua các

số liệu trên, cho chúng ta thấy cách nhìn nhận của học sinh trung học cơ sở về việc sử dụng phương tiện giao tiếp với cha mẹ rất rõ rệt, học sinh muốn nói chuyện trực tiếp với cha mẹ hơn là sử dụng các phương tiện như: Nhắn tin, gọi điện thoại hay thông qua mạng xã hội để giao tiếp. Khi học sinh nói chuyện trực tiếp với cha mẹ, học sinh có thể biểu lộ được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… của mình, giúp cho cha mẹ có thể nhanh chóng hiểu được học sinh, q trình giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất có thể. Cịn khi học sinh sử dụng cách thức giao tiếp thông qua mạng xã hội, điện thoại, nhắn tin… thì quá trình giao tiếp vẫn diễn ra nhưng cha mẹ và học sinh bị hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình, do đó, hiệu quả giao tiếp khơng cao như mong đợi. Điều này phù hợp với sự chia sẻ của em B.T.M.L, em nói rằng: “Em thường giao tiếp với cha mẹ bằng cách

nói chuyện trực tiếp, bởi vì ở chung nhà với cha mẹ, cách này nhanh, tiện lợi. Tuy nhiên, khi ở trường em cần hỏi ý kiến cha mẹ em sẽ gọi điện thoại”. Hay

sự chia sẻ của em H.M.T “Em thường nói chuyện trực tiếp với bố mẹ. Em

dường như chưa từng giao tiếp bằng mạng xã hội với bố mẹ em, vì em lên đó xem video với chat với bạn”.

Hai nội dung được đánh giá ở mức cao là “Khi giao tiếp em quan tâm

đến nội dung lời nói” với ĐTB là 4,14 và “Khi giao tiếp em mong muốn biểu lộ hành vi, cử chỉ, nét mặt” với ĐTB là 3,53 cho thấy rằng ở độ tuổi này, các

em đã bắt đầu quan tâm đến lời nói, cử chỉ và hành vi của mình khi giao tiếp, đặc biệt là đối với những người mà các em kính trọng.

3.3. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.5: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình

Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung nhu STT cầu Con muốn 1 được gặp mặt cha mẹ thường xuyên Con mong muốn tham gia

2 đóng góp ý kiến vào các việc chung trong gia đình Con muốn được cha mẹ

3 chia sẻ với con

về kiến thức trong cuộc sống

Con mong muốn cha mẹ 4 dành thời gian để tâm sự, nói chuyện với con

Con muốn biết 5 những thơng

tin mới của cha mẹ Con mong muốn chia sẻ 6 những thông

tin của con với cha mẹ Con mong muốn được 7 cha mẹ quan tâm, yêu thương Con mong tình cảm của con 8 và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó

Theo đánh giá của phụ huynh, nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao với ĐTB là 3,85 (ĐLC = 0,72). Kết quả này có sự tương đồng với đánh giá của học sinh.

Phụ huynh đánh giá nội dung nhu cầu “Con mong muốn được cha mẹ

quan tâm, yêu thương” cao nhất với ĐTB là 4,26. Tiếp đến là nội dung đứng

thứ hai “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó” với ĐTB là 4,17. Sự đánh giá này có khác biệt so với đánh giá của học sinh. Học sinh thì lựa chọn nội dung “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất

thân thiết và gắn bó” ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4,48), còn nội dung “Con

mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương” ở thứ bậc thứ 2. Với góc

nhìn của cha mẹ thì cha mẹ ln muốn quan tâm và yêu thương con cái còn đối với con cái thì lại mong muốn tình cảm với cha mẹ được thân thiết và gắn bó nhiều hơn. Điều này phù hợp với chia sẻ của chị L.T.Đ “Cháu nhà tôi hay

chia sẻ với tôi những chuyện của cháu, cháu muốn cha mẹ quan tâm nhiều hơn”.

Với cha mẹ “Con mong muốn tham gia đóng góp ý kiến vào các việc

chung trong gia đình” và “Con muốn biết những thơng tin mới của cha mẹ”

được đánh giá thấp nhất trong các nội dung. Điều này hoàn toàn trùng khớp với đánh giá của học sinh, giúp khẳng định thêm rằng học sinh ít có mong muốn đóng góp ý kiến vào các việc chung trong gia đình và ít có mong muốn để biết thêm những thông tin mới của cha mẹ mà học sinh sẽ thường quan tâm, mong muốn được chia sẻ những vấn đề liên quan đến bản thân của các em. Theo anh T.Đ.L chia sẻ “Con tơi thường ít quan tâm đến công việc của

bố mẹ, mà thường quan tâm đến việc của con, chắc do con còn nhỏ nên chưa quan tâm nhiều về vấn đề của bố mẹ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHU cầu GIAO TIẾP với CHA mẹ của học SINH TRUNG học cơ sở HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w