2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021 và được thực hiện theo hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lý luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn.
2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận (Từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021) a. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận, khung lý thuyết về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Xác định địa bàn và mẫu nghiên cứu.
b. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan những cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Nhu cầu, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của học sinh với cha mẹ.
- Xây dựng cơ sở lí luận về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.
c. Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản.
- Mời học sinh và phụ huynh làm thử bảng hỏi. d. Kết quả nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu.
- Bảng hỏi về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở. 2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (Từ tháng 7/2021 đến tháng
10/2021) a. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
b. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng hỏi về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Thu thập số liệu về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn.
- Phân tích thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lí luận.
c. Cách thức thực hiện
- Tiến hành cho học sinh và phụ huynh làm bảng hỏi về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở;
- Thu bảng hỏi và phân loại bảng hỏi;
- Nhập dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 25.0;
- Phỏng vấn sâu 10 học sinh và 8 phụ huynh;
- Phân tích thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
d. Kết quả nghiên cứu
- Chương 2 của luận văn: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.
- Biên bản phỏng vấn sâu.
- Luận văn hoàn chỉnh.
2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu
2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại các trường trung học cơ sở tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Chúng tôi tiến hành điều tra chính thức 466 em học sinh ở các lớp 6, 7, 8, 9 thuộc bốn trường THCS: THCS Bình Chánh, THCS Hưng Long, THCS Đa Phước và THCS Đồng Đen. Trong đó: Chúng tơi chọn ngẫu nhiên các em học sinh ở các khối lớp 6,7,8,9. Bên cạnh đó, chúng tơi còn khảo sát 46 phụ huynh của hai trường THCS Đa Phước và THCS Hưng Long. Đặc điểm khách thể được thể hiện ở hai bảng sau:
Bảng 2.1: Khách thể học sinh Thông tin