Khái niệm về kỹ năng

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 26)

Theo từ điển Oxfort “kỹ năng” là khả năng để làm tốt một công việc nào đó, thường có được thông qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Theo đó, kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó [58].

Theo Từ điển Giáo dục học, kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những kỹ năng hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới kỹ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kỹ năng đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa [15].

Theo tác giả Phạm Thị Diệu Vân dịch từ sách của Lêvitôv đã định nghĩa: “Kỹ

năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm

được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế [39].

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt

trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định [38].

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kĩ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lý và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định, đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kĩ thuật [20].

Tác giả Hoàng Anh Phước (2012) trong luận án tiến sĩ “Kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường” đã định nghĩa: “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh

nghiệm vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả theo mục đích đã đề ra” [30]. Đây cũng là định nghĩa về kỹ năng mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 26)