Bản chất của nhận thức

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenTrongPhuong_2019_TLH (Trang 25 - 26)

Một số lý luận về bản chất của nhận thức [9]:

Nhận thức là một trong các mặt cơ bản của tâm lý học. Các mặt đó bao gồm nhận thức, cảm xúc, và hành vi. Nhận thức là một quá trình đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan thông qua các giác quan.

Hai thành phần cơ bản là nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng). Nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhận

thức cảm tính là cầu nối quan trọng giữa tâm lý con người và môi trường, là nền tảng của các hoạt động tâm lý, từ đó tâm lý con người mới có tính định hướng cũng như điều chỉnh hoạt động của chính mình. Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn, phản ánh những thuộc tính bên trong, những tính chất cốt lõi. Nhận thức lý tính có vai trò làm rõ bản chất những mối liên hệ của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý tính là điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

Những hình ảnh tâm lý được phản ánh trong nhận thức mang tính sinh động và sáng tạo của tính chủ thể. Tính chủ thể sáng tạo và sinh động thể hiện ở chổ khi phản ánh nhận thức còn đưa vào hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực.

Nhận thức mang bản chất xã hội, lịch sử. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, các thế hệ trước đã tích lũy một hệ thống kinh nghiệm, từ đó kinh nghiệm được áp dụng vào hoạt động nhận thức ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong hoạt động thường ngày tạo điều kiện lưu thông và giữ gìn các kết quả nhận thức và tư duy của các thế hệ trước, cũng như ngôn ngữ làm phong phú hơn kết quả sản phẩm của hoạt động nhận thức. Hơn nữa, nhận thức mang bản chất lịch sử trong việc nhiệm vụ của nhận thức trong từng giai đoạn phải giải quyết những vấn đề của lịch sử xã hội ở mỗi thời kỳ.

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenTrongPhuong_2019_TLH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w