Người giáo viên trong lĩnh vực giáo dục mầm non cần phải có các kĩ năng, tính cách cũng như tính chất nhất định[4]:
Thứ nhất, GVMN phải có lòng yêu trẻ và lòng vị tha. Trẻ em trong một lớp có đặc điểm về phát triển khác nhau từ thể lý, dinh dưỡng, nhận thức, hành vi,… GVMN phải là người yêu trẻ và có lòng vị tha mới có thể thấu hiểu và chăm sóc tốt từng trẻ.
Cũng vì sự đa dạng về đặc điểm của các trẻ là không giống nhau mà GVMN phải có tính đa dạng và biết chấp nhận thấu hiểu mỗi trẻ em
Thứ hai, GVMN là người phải luôn có cách nhìn lạc quan về bản thân, luôn tự hào với việc làm trong lĩnh vực mầm non. Vì phẩm chất này có khả năng gây ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển trẻ em. Trẻ em phát triển trí tuệ, thể chất và xã hội luôn gắn liền với sự ảnh hưởng từ người lớn, bạn bè và môi trường xung quanh. Vì vậy GVMN phải là người luôn lạc quan, tích cực mới có thể gây ảnh hưởng tốt đến trẻ.
Thứ ba, GVMN là người có kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người. Trong công việc của mình, GVMN thường xuyên tiếp xúc với trẻ em, đồng nghiệp, phụ huynh. Vì vậy giao tiếp lành mạnh, thân thiện và tạo được sự an toàn tin cậy là một yêu cầu quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp cho GVMN có khả năng tạo được sự ủng hộ, sự hỗ trợ. Nhưng trước hết GVMN phải là người khơi gợi được sự tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động trong lớp; kêu gọi và lôi cuốn được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Thứ tư, GVMN là người có khả năng lập kế hoạch và xây dựng các bài dạy phù hợp với đối tượng trẻ em nhỏ tuổi. Để có khả năng này, GVMN phải thưởng xuyên luyện tập kỹ năng quan sát, vì tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ em trong bối cảnh sự phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau.
Thứ năm, GVMN phải là người có kỹ năng đưa ra quy định và tạo ra sự kết nối. Trong tiến trình phát triển của mình, đặc biệt là trong lứa tuổi mầm non, trẻ em cần tiếp thu và thực hành những quy định, cũng như là người làm cầu nối với phụ huynh trong các vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ.
Cuối cùng, GVMN là người có khả năng quản lí học sinh. Bởi vì trong một lớp có nhiều trẻ với các nhu cầu và sở thích khác nhau, đặc điểm phát triển, đặc thù học tập riêng.